Nở rộ không gian nghệ thuật công cộng: Từ trào lưu đến... tùy tiện

GD&TĐ - Những năm gần đây, sự bùng phát của việc trang trí đường phố bằng tranh bích họa đang là nỗi trăn trở của nhiều nhà quản lý. Những bức họa nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện mỹ quan ở các không gian sống, không gian du lịch nhưng cách thức thực hiện tự phát, thiếu chuyên nghiệp… đang biến đường phố thành bức tranh đa sắc và đằng sau đó cũng có nhiều điều đáng bàn...

Nở rộ không gian nghệ thuật công cộng: Từ trào lưu đến... tùy tiện

Nở rộ thành trào lưu

Cách đây 2 năm, làng bích hoạ đầu tiên ở xã Tam Thanh (Quảng Nam) hình thành, nhanh chóng trở thành điểm du lịch hút khách. Hiệu ứng từ làng bích họa đến khu phố bích họa lan tỏa nhanh chóng ở nhiều địa phương khác.

Điển hình như tỉnh Quảng Ngãi có hai làng bích họa ở Thanh Thủy (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) và xã An Bình thuộc Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn). Đà Nẵng cũng nhanh chóng có các khu tổ dân phố bích họa. Quảng Bình đã xuất hiện “cung đường bích họa” ở làng chài Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch.

Tỉnh Quảng Ninh cũng có hai làng bích họa là xóm họ Đặng (thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn) và hai nhà văn hóa ở hai xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực trên đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái).

Tại Hà Nội, khu tập thể Phụ nữ T.Ư, 39 Pháo Đài Láng, quận Đống Đa vốn cũ kỹ nay đã được khoác lên mình những bức bích họa rực rỡ màu sắc, mang đặc trưng của Hà Nội xưa. Ngõ 78 phố Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) ngõ 68 phố Yên Phụ (quận Tây Hồ), phố bích họa ở ngõ Ao Dài (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm), đã trở thành “con đường gốm sứ” thứ hai của Hà Nội. Mới đây nhất, Dự án Bích họa trên phố Phùng Hưng là một trong những khởi sắc đưa nghệ thuật vào không gian sống của Hà Nội.

Việc làm đẹp những không gian công cộng như cải tạo, chỉnh trang những khu tập thể, khu dân cư, những con phố không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện mỹ quan ở các không gian sống tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt cho địa phương, thu hút khách du lịch.

Thế nhưng, nhiều nhà quản lý văn hóa và giới hội họa, kiến trúc lo lắng vì chất lượng nghệ thuật chưa được như mong đợi, nghệ thuật công cộng trở nên loạn màu sắc dễ biến đường phố thành bức tranh đa sắc lem nhem.

Nở rộ luôn sự tùy tiện

Để thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, mới đây, Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Công văn số 1313/BVHTTDL-MTNATL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc

Chấn chỉnh thực trạng tùy tiện trưng bày tượng, biểu tượng ngoài trời có tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao tính nghệ thuật của các biểu tượng, nghệ thuật nơi công cộng đúng quy định của pháp luật, phù hợp văn hóa Việt Nam.

Phát triển nghệ thuật công cộng là điều nên khuyến khích, tuy nhiên không thể lạm dụng để biến đường phố thành những bức họa một cách tùy hứng. Mỗi dự án dù là hội họa bình dân cũng cần có cuộc thảo luận giữa nghệ sĩ, người làm văn hóa và người dân, để tập hợp những ý kiến của người dân, tạo nên những công trình thể hiện tầm vóc, có trí tuệ chứ không quan liêu, áp đặt.

Thời gian qua, những bức họa nơi công cộng vẫn luôn là nỗi trăn trở của nhiều nhà chuyên môn. Nhiều ngõ phố bích họa tự phát ở Hà Nội lem nhem đáng báo động. Hàng chục bức bích họa áp bức thị giác của người đi đường được vẽ trên nắp cống, cột điện ở TPHCM. Ngay cả con “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” cũng có nhiều đoạn tranh xuống cấp.

Theo họa sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, đây không đơn thuần là làm đẹp, mà còn góp phần đưa nghệ thuật vào cuộc sống. Không một phong trào hay sự phát triển nào có thể bền vững nếu chỉ là bắt chước, tự phát mà không được bắt rễ từ nhu cầu thực của cộng đồng cư dân, cộng đồng xã hội. Nghệ thuật không thể cứ mãi tùy tiện, trang trí theo kiểu tự phát khắp nơi .

Muốn cải thiện không gian công cộng trở thành không gian nghệ thuật, có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống cộng đồng thì nhất thiết cần phải có sự vào cuộc của các nhà chuyên môn, của các cơ quan chức năng. Cần phải có sự thẩm định về nội dung, cách thức thực hiện để sao cho nghệ thuật không gian công cộng đạt được hiệu quả cao nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.