Ninh Thuận: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS/THPT cốt cán

GD&TĐ - Từ ngày 7-9/11, 83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia đợt tập huấn - bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai.

Giáo viên cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia khóa tập huấn
Giáo viên cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia khóa tập huấn

83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tham gia tập huấn đều được lựa chọn từ các địa phương giới thiệu lên, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của Bộ GD&ĐT như: có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao, có ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp…

Tại khóa tập huấn, giáo viên cốt cán được giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, giáo viên cốt cán sẽ tập trung tìm hiểu những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

Ngoài việc tìm hiểu những điểm mới của chương trình, nội dung tập huấn còn tập trung phân tích kế hoạch dạy học một chủ đề minh họa của mỗi chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

TS. Nguyễn Đức Cương - giảng viên chủ chốt Trường ĐHSP, ĐH Huế báo cáo Chương trình tổng thể 2018
TS. Nguyễn Đức Cương - giảng viên chủ chốt Trường ĐHSP, ĐH Huế báo cáo Chương trình tổng thể 2018 

Sau khóa tập huấn, các giáo viên cốt cán có nhiệm vụ tiếp tục hỗ trợ các giáo viên đại trà tự học qua mạng tại địa phương, đảm bảo được mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và tại chỗ.

Mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục tại chỗ đang được Bộ GD&ĐT triển khai gồm 2 vectơ: vectơ về hạ tầng đó chính là hệ thống bồi dưỡng qua mạng (LMS) và vectơ về nhân lực, đó chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Vectơ hợp lực khi đó chính là mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục, tại chỗ hiệu quả.

Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) triển khai phương thức bồi dưỡng mới, vừa trực tiếp, vừa qua mạng, đặc biệt là mang chương trình bồi dưỡng đến tận tay người học; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng tại chỗ, liên tục, thường xuyên, liên tục.

Giáo viên cốt cán sau khi được các Trường ĐHSP, Chương trình ETEP bồi dưỡng đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Sau đó, giáo viên cốt cán sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp của mình tự học, tự bồi dưỡng tại nhà trường, qua mạng trên cơ sở học liệu, tài liệu gốc trên mạng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.