Ninh Bình: Điều chỉnh khung nội dung giáo dục địa phương lớp 4

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ban hành Quyết định về việc điều chỉnh Khung nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Quyết định có hiệu lực thay thế Quyết định số 523/QĐ-SGDĐT ngày 28/10/2019 của Sở GD&ĐT về việc thành lập Ban xây dựng Khung nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Như vậy, ở lớp 4 mạch nội dung: Văn hóa, lịch sử, truyền thống sẽ gồm các nội dung/chủ đề: Lễ hội đền Thái Vi; Di tích lịch sử - văn hóa quê hương em; Các nhà khoa bảng ở Ninh Bình.

Mạch nội dung: Đại lý, kinh tế, nghề nghiệp truyền thống gồm các nội dung/chủ đề: Nơi em sống; Làng nghề truyền thống ở quê hương em;

Mạch nội dung: Chính trị - xã hội- môi trường gồm các nội dung/chủ đề: Bảo tồn động vật hoang dã ở Ninh Bình; Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Ninh Bình.

Các mạch nội dung đều gắn liền với những yêu cầu cần đạt cụ thể.

Khung nội dung Giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình tuân thủ các định hướng nêu trong Chương trình giáo dục 2018, đồng thời, nhấn mạnh các quan điểm:

Khung nội dung được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nội dung giáo dục địa phương; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.

Khung nội dung bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp học. Khung nội dung được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 với các mạch nội dung thống nhất, gồm 3 lĩnh vực: Lịch sử, văn hóa truyền thống; Địa lí, hướng nghiệp; Chính trị, xã hội và môi trường.

Đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Mỗi nhà trường triển khai nội dung giáo dục của địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục của nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh. Nội dung giáo dục của địa phương không gây quá tải cho học sinh, tránh trùng lặp với chương trình giáo dục phổ thông các môn học và hoạt động giáo dục khác.

Mục tiêu của Giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về đặc điểm chính cũng như các vấn đề thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của Ninh Bình. Phát triển tình yêu, niềm tự hào và gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng; có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.