Ninh Bình chủ động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào trường học

GD&TĐ - Phòng GD&ĐT TP. Ninh Bình yêu cầu các đơn vị giáo dục trên địa bàn sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh mới nổi, xâm nhập vào trường học.

Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP. Ninh Bình.
Học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP. Ninh Bình.

Ngày 6/2, Phòng GD&ĐT TP. Ninh Bình đã có văn bản về phòng chống dịch bệnh ở người năm 2023. Theo đó, Phòng Giáo dục yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sát với tình hình thực tế.

Phối hợp với Trung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường tuyên truyền tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho học sinh như: bệnh sởi, rubella, bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B và các bệnh truyền nhiễm khác.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục đảm bảo đủ trang thiết bị, thuốc, đáp ứng kịp thời công tác sơ cứu ban đầu và phòng chống dịch. Phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm y tế thành phố triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giám sát các hoạt động tại các cơ sở giáo dục, tăng cường hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Khi phát hiện các trường hợp là cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mắc bệnh cần báo cáo với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch kịp thời.

Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát hiện báo cáo kịp thời, phối hợp với trạm y tế các xã, phường có biện pháp xử lý kịp thời không để các bệnh lây lan trong các cơ sở giáo dục như: bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả, lỵ trực trùng, tay chân miệng, thủy đậu... Tuyên truyền, vận động để phụ huynh học sinh hiểu ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở người dựa trên cơ sở thực tiễn, tình hình thực tế và đề ra được các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp; có kế hoạch kiểm tra, giám sát kết hợp với các cuộc kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra đột xuất khi có dịch xảy ra.

Các cơ sở giáo dục phối hợp với trạm y tế trên địa bàn phường, xã thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch tại cơ sở giáo dục (nếu có). Tăng cường chia sẻ thông tin liên quan tới 100% cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ... đảm bảo tốt nhất công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Tổng vệ sinh môi trường hàng tuần, các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong dịp lễ, Tết, sau mưa lũ... Phun thuốc diệt muỗi, loăng quăng, phòng chống dịch bệnh do virut Zika và sốt xuất huyết.

Các trường mầm non, tiểu học, THCS và các cơ sở tư thục xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở người phù hợp với thực tế tại cơ sở giáo dục, rà soát danh sách học sinh chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19, tìm hiểu nguyên nhân báo cáo về Phòng GD&ĐT, có biện pháp tuyên truyền, vận động đảm bảo công tác tiêm phòng.

Thực hiện tốt công tác y tế trường học, đảm bảo các điều kiện an toàn về sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ