Ninh Bình ban hành kế hoạch thi nghề cấp THPT năm học 2018-2019

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đối tượng dự thi là học sinh đang học tại các trường THPT, Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ và Hướng nghiệp, trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố đã hoàn thành chương trình nghề phổ thông (theo chương trình 105 tiết) và tự nguyện đăng kí dự thi nghề phổ thông đã học.

Điều kiện dự thi: Đã học hết chương trình nghề phổ thông theo quy định (105 tiết) do Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT Ninh Bình quy định và có điểm tổng kết nghề phổ thông từ trung bình (5,0 điểm) trở lên. Không nghỉ học quá 10% tổng số tiết của chương trình nghề phổ thông (nghỉ không quá 11 tiết).

Nội dung thi trong phạm vi chương trình một trong các nghề phổ thông do Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT Ninh Bình ban hành. Sở GD&ĐT hướng dẫn cụ thể nội dung ôn tập kèm kế hoạch này.

Thí sinh phải thực hiện 2 bài thi bắt buộc. Bài thi lý thuyết: Đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 45 phút.

Bài thi thực hành: Thời gian làm bài của các nghề Điện tử, Làm vườn, Trồng lúa, Cắt may, Tin học, Sửa chữa xe máy là 60 phút; nghề Thêu tay là 90 phút; nghề Điện dân dụng là 120 phút.

Điểm bài thi lí thuyết tính hệ số 1. Điểm bài thi thực hành tính hệ số 3.

Học sinh đạt điểm trung bình 2 bài thi từ 5,0 trở lên, không có bài thi điểm dưới 3,0 thì được công nhận kết quả đỗ và xếp loại theo tiêu chuẩn sau đây:

Loại Giỏi: Có điểm trung bình hai bài thi đạt từ 9,0 đến 10,0. Loại Khá: Có điểm trung bình hai bài thi đạt từ 7,0 đến dưới 9,0; điểm bài thi lý thuyết từ 5,0 trở lên. Loại Trung bình: Các trường hợp được công nhận kết quả nghề phổ thông còn lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.