Những vitamin và thực phẩm dưỡng ẩm da

Da khô là bệnh lý hay gặp ở một số người. Càng có tuổi, da dần lão hóa và càng dẫn đến tình trạng da khô.

Những vitamin và thực phẩm dưỡng ẩm da

Da khô là bệnh lý hay gặp ở một số người. Càng có tuổi, da dần lão hóa và càng dẫn đến tình trạng da khô. Ở một số người, tình trạng khô da này trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt.

Để cải thiện tình trạng này, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng có các thực phẩm giúp bạn có làn da tươi mát.

Cung cấp nước

Nước là thức uống quan trọng nhất cho một làn da khô. Cần cung cấp 1,5 lít - 2 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước cho cơ thể làm da mềm mại, duy trì độ ẩm cần thiết, không khô ráp và giúp cơ thể thải độc tố, từ đó hạn chế sự hình thành mụn.

Nếu tình trạng khô da trầm trọng thì sau khi làm sạch và làm mềm da, có thể sử dụng một số loại tinh chất chiết xuất từ thảo dược với các thành phần dưỡng ẩm, chống lão hoá để nhanh chóng phục hồi những vùng da bị tổn thương.

Bổ sung các vitamin hữu ích cho da khô

Vitamin A: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, đóng vảy. Vitamin A có đặc điểm là tan trong dầu, mỡ (chất béo), vì vậy cần bổ sung các chất béo lành mạnh (chất béo không bão hoà) để giúp hấp thu vitamin A một cách tốt nhất.

Vitamin B: Giúp da căng mịn, chống lão hoá. Thiếu hụt vitamin B có thể gây ra khô sạm da.

Vitamin C: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giữ nước làm ẩm từ sâu bên trong cho da, làm lành vết nứt của da.

Vitamin E: Giúp bảo vệ da khỏi những tấn công của gốc tự do và giúp tái tạo lớp da bề mặt mềm mịn, chống khô ráp.

Những thực phẩm giúp duy trì độ ẩm

Mè đen (vừng): Mè đen cung cấp nhiều acid amin, acid omega-3, acid omega-6, nhiều yếu tố vi lượng như calcium, magnesium, potassium, phosphor giúp da tươi nhuận, sáng hồng. Có thể dùng: 200g mè đen, 250g nha đam, 20ml nước cốt nho. Trộn đều, uống 2 ngày/ lần.

Đậu phộng (lạc): Lạc chứa nhiều dầu thực vật, ngoài ra lạc còn giàu vitamin B2 thúc đẩy tiêu hoá khiến bạn có cảm giác ngon miệng hơn. Vì vậy, ngoài việc cung cấp độ ẩm cho da, lạc còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Hạt điều: Hạt điều là nguồn cung cấp protein rất tốt, còn giàu vitamin E giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin E giúp da giữ ẩm và trở nên mịn màng hơn.

Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin E có chức năng chống ôxy hóa tự nhiên và bảo vệ độ đàn hồi của da. Tuy rất tốt nhưng không nên sử dụng quá nhiều vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Cà chua: Trong cà chua có hầu hết các loại dưỡng chất mà cơ thể cần, có tác dụng chống lão hoá, giảm mệt mỏi, giúp trẻ hóa làn da.

Cần tây: Cần tây là loại rau giàu vitamin C, kẽm, kali. Ăn cần tây giúp cơ thể dễ dàng hấp thu calcium, lợi tiểu, giúp loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể khiến da trở nên mịn màng hơn.

Cà rốt: Nếu khẩu phần hằng ngày thiếu vitamin A, da sẽ bị khô và nứt nẻ. Cà rốt giàu vitamin A, không chỉ tốt cho mắt, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá mà còn là yếu tố cần thiết trong quá trình phục hồi các tế bào da.

Gan bò, heo: Chứa nhiều vitamin, khoáng tố, đặc biệt là vitamin A tốt cho làn da và vitamin B12 giúp tái tạo hồng cầu, từ đó gia tăng lưu lượng máu đến nhiều cơ quan trong đó có da, làm cho da mịn màng hơn.

Đầu cá biển: Chứa nhiều acid béo omega-3, omega-6, giữ ẩm tốt cho làn da.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...