Những trận không chiến đi vào lịch sử thế giới: Chiến tranh Triều Tiên

GD&TĐ - Năm 1910, Triều Tiên chính thức trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của người Triều Tiên diễn ra bằng cả phương pháp hòa bình, cũng như bạo động nhưng đều đi đến thất bại nhanh chóng.

Những trận không chiến đi vào lịch sử thế giới: Chiến tranh Triều Tiên

Mặt khác, ngay trong nội bộ Triều Tiên cũng có những xu hướng chính trị trái ngược, thêm vào đó là can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp của Hoa Kì và Liên Xô vào bán đảo Triều Tiên.

Giai đoạn kết thúc Đại chiến thế giới II, chỉ 7 ngày trước khi phát xít Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã tiến vào Triều Tiên. Sau đó Liên Xô và Mỹ đồng ý phân chia bán đảo từ vĩ tuyến 38, trong đó Liên Xô quản lý phần phía Bắc và phía Nam thuộc Mỹ.

Năm 1949, Liên Xô và Mỹ cùng rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Hai miền Nam Bắc Triều Tiên đều ấp ủ ước mơ thống nhất, nhưng theo cách khác nhau và không thể đi đến một điểm chung.

Chiến tranh Triều Tiên xảy ra từ giữa năm 1950 - 1953 trên bán đảo Triều Tiên, khi đó đang bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Mỹ. Cuộc chiến xảy ra vào ngày 25/6/1950, khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn).

Nhưng ít ai biết rằng, cuộc chiến tranh này gần như đã suýt châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ III. Đồng thời, chiến tranh Triều Tiên đặt một cột mốc quan trọng trong các lịch sử các cuộc chiến trên không.

Trong cuộc chiến này, lần đầu tiên những chiếc máy bay phản lực thực sự tham gia những cuộc không chiến đối đầu. Giai đoạn trước khi kết thúc Đại chiến Thế giới II, nước Đức đã sử dụng máy bay phản lực, nhưng những chiếc máy bay jet này không đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong cuộc chiến. Cuộc chiến Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên mà máy bay phản lực chiến đấu trực tiếp với máy bay cùng loại.

Khi cuộc chiến nổ ra, để đối phó với những cuộc tấn công quyết liệt của Bắc Triều Tiên, nước Mỹ nhảy vào hỗ trợ Nam Hàn với những chiếc máy bay phản lực chiến đấu Mustang. Trung Quốc cũng âm thầm nhảy vào cuộc chiến bằng cách hỗ trợ phía Bắc Hàn; Liên Xô cũng cử quân đội sang ủng hộ Bình Nhưỡng.

Những ngày đầu cuộc chiến, máy bay phản lực cánh thẳng Mustang của Mỹ đối đầu với máy bay Lavochkin La-7 của Liên Xô. Sau này, khi Liên Hiêp Quốc can thiệp, để hỗ trợ Nam Triều Tiên, cuộc chiến giữa những chiếc máy bay phản lực ngày càng hiện đại và mãnh liệt hơn, trong đó có máy bay F-80, Shooting Star và F-86 của Mỹ, còn phía Liên Xô là máy bay Mig 15.

Trận đối kháng đầu tiên giữa Mig 15 là Sabre diễn ra tháng 12/1950, khi 4 chiếc Sabre giao chiến với 4 chiếc Mig 15 ở độ cao 25.000 ft (7.620m) trên mặt nước biển.

Trong một trận không chiến khác, 8 chiếc Sabre giao chiến với 15 chiếc Mig 15 và bắn hạ 6 chiếc Mig trước khi quay đầu khỏi vùng không chiến. Lực lượng không quân Úc cũng tham chiến, với máy bay F-51 Mustang và sau này là F-8 Gloster Meteor.

Dù sao đi nữa, những chiếc máy bay này cũng không thể sánh được với những chiếc Mig siêu đẳng, và bị bắn hạ trong nhiều cuộc đụng độ. Tuy nhiên, không lực của UN chẳng phải vừa. Những chiếc Hawker Sea Fury của Anh bắn hạ nhiều máy bay của đối phương hơn bất kỳ lực lượng quân sự ngoài Mỹ nào.

Khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt, Lực lượng Không quân Mỹ thiệt hại 103 chiếc máy bay. Những cuộc giao chiến trên không chứng tỏ hiệu quả của những chiếc máy bay phản lực chiến đấu trên vũ đài quốc tế, đồng thời báo trước thời đại của những chiếc máy bay phản lực như Sabre và Mig 15.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ