Tiếng Anh đang “chết dần” ngay tại trường học Anh
Với 311 ngôn ngữ được sử dụng, toàn bộ các bài học đã được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác chứ không phải là tiếng Anh. Tờ báo đổ lỗi cho tình trạng quá tải dân nhập cư.
Bài viết đã đụng chạm tới vấn đề khá nhạy cảm và được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Không ai hiểu vì sao tiêu đề bài báo gây sốc đến vậy, bởi không một ai nên tin vào điều đó. Tờ Daily Express đã bóp méo các dữ liệu có thật một cách tệ hại.
Theo cựu cố vấn chính phủ Anh Jonathan Portes, dữ liệu này chỉ đưa ra con số có bao nhiêu trẻ em không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên, chứ không hề chỉ ra rằng có bao nhiêu người không thể nói được tiếng Anh. Số trẻ em sử dụng 2 ngôn ngữ ở Anh đã bị tác giả bài báo “nhét chung vào giỏ” với những trẻ không thể sử dụng tiếng Anh. Điều tra sâu hơn, tổ chức Quy chuẩn báo chí độc lập cũng nhận thấy rằng nội dung “những bài học được dạy bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh” đã được diễn giải sai lệch hoàn toàn. Mặc dù vậy, chủ đề được dựng nên từ việc bóp méo các con số và diễn giải sai lệch này vẫn được chia sẻ rộng rãi trên nhiều mặt báo.
Những kẻ khủng bố chỉ cần 6 ngày là có thể di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Paris
Sau những cuộc tấn công khủng bố chết chóc tại Paris, tờ báo lá cải Anh The Sun đã đăng tải một bài viết sắc bén bày tỏ lo ngại về sự an nguy của châu Âu. Giả làm một người tị nạn Syria, nhà báo Emile Ghessen đã tự mình thực hiện một “chuyến đi lậu từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Paris mà không sử dụng hộ chiếu”. Ông đã vượt qua Croatia tời châu EU rồi tới Đức, luồn lách tài tình qua mặt hàng rào cảnh sát, ngủ trên những toa tàu hỏa. Ghessen chỉ mất 6 ngày để tới một trong những điểm bị tấn công khủng bố của Paris.
Với đề tài nóng hổi và những chi tiết thực tế sống động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những tờ báo khác đổ xô vào khai thác khía cạnh này. Từ thử nghiệm của Ghessen, giới truyền thông thi nhau chỉ ra rằng, những kẻ tấn công khủng bố ISIS có thể từ Trung Đông thẳng tiến tới trái tim châu Âu một cách dễ dàng như thế nào và những cuộc tấn công mới có thể dễ dàng được tiếp tục dàn dựng giữa tình trạng an ninh lỏng lẻo đến vậy.
Tất nhiên, những điều này hoàn toàn có thể là sự thật nếu câu chuyện trên tờ The Sun không phải là chuyện bịa đặt mà Ghessen đã tạo dựng nên. Khi mọi chuyện vỡ lở, các nhà báo đã liên lạc với chính phủ Croatia. Chính phủ Croatia đã đưa ra một bản sao hộ chiếu của Ghessen khi nhà báo này đi qua biên giới. Hóa ra Ghessen đã di chuyển hoàn toàn bình thường với cuốn hộ chiếu Anh của mình. Anh ta cũng bay từ Croatia tới Paris, một phương tiện chứng tỏ không điều gì khác hơn rằng, những người Anh có đầy đủ giấy tờ đều có thể được lên các máy bay châu Âu.
Mặc dù sau đó, Ghessen đã phải đối mặt với cáo buộc hành vi phạm pháp, nhưng câu chuyện dối trá của anh ta đã kịp gây tổn hại quá nhiều, “thêm dầu vào lửa” cho cơn sốt tẩy chay người tị nạn, đồng thời reo rắc thêm nỗi sợ hãi đối với ISIS cho người dân châu Âu.