Những tín hiệu vui cho công tác dạy nghề, truyền nghề

Những tín hiệu vui cho công tác dạy nghề, truyền nghề

(GD&TĐ) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo Tổng cục dạy nghề, Hiệp hội các làng nghề Việt Nam tổ chức thực hiện 3 mô hình thí điểm dạy nghề mới: đào tạo lao động để xây dựng làng nghề mới; đào tạo gắn với xây dựng vùng nguyên liệu; phát triển nhân lực chất lượng cho làng nghề. Sau một thời gian triển khai, các mô hình này đã mang lại kết quả khả quan và có nhiều tiềm năng nhân rộng.

Ảnh MH (Internet)
Ảnh MH (Internet)

Mô hình đào tạo lao động để xây dựng làng nghề mới

Tại các địa phương chưa từng có làng nghề hoặc đã từng có làng nghề nhưng bị thất truyền, các công ty đào tạo sẽ được lựa chọn để thực hiện thí điểm.

Công ty TNHH Phú Mỹ Lộc (Gia Lâm - Hà Nội), được giao đào tạo thí điểm 3 nghề: Đúc tượng đồng; Chảm khảm tam khí tranh đồng và Gò đúc tranh đồng mỹ thuật tại huyện Giao Thủy - Nam Định và huyện Định Quán - Đồng Nai.

Với mục tiêu xây dựng thành công làng nghề mới, Công ty đã thực hiện tổ chức liên tục nhiều khóa học và cam kết bố trí việc làm cho toàn bộ học viên sau khi hoàn thành khóa học. Đến thời điểm này, nhóm thợ cả từ khóa học đầu tiên đã trở thành nòng cốt cho làng nghề của hai huyện Giao Thủy và Định Quán.

Nghề thêu ren được Công ty TNHH Bảo Châu và Công ty TNHH An Huy phát triển tại nơi làng nghề thất truyền tại xã Bình Nghĩa- huyện Bình Lục - Hà Nam và Xã Tiên Thanh - huyện Tiên Lãng - Hải Phòng. Phục dựng làng nghề có nhiều thuận lợi trước tiên ở tinh thần người làng nghề muốn khơi dựng lại nghề cổ của tổ tiên. Đó cũng là động lực và là nguồn lực quan trọng để phát triển bền vững các làng nghề.

Mô hình xây dựng làng nghề mới gắn với vùng nguyên liệu


Tại các vùng nguyên liệu sẵn có, các công ty được lựa chọn thí điểm cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm mà học viên gia công sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề.

Đại diện Công ty TNHH XNK Mai Bình (tỉnh Hòa Bình) cho biết, sau khi đào tạo cho lao động tại Lương Sơn và Đà Bắc cho biết, hầu hết học viên là người dân tộc thiểu số đã trồng và chăm sóc cây chít, sau khóa học đã biết làm chổi chít xuất khẩu. Công ty đang nghiên cứu mở rộng mô hình này ra nhiều vùng nguyên liệu khác.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện thành công mô hình xây dựng làng nghề gắn với vùng nguyên liệu cần chọn đại điểm phù hợp về địa lý, tình hình kinh tế, nhân lực, quy hoạch phát triển ngành nghề chung của địa phương và đặc biệt cần nhận được sự đồng thuận, tạo điều kiện của chính quyền và nhân dân sở tại.

Mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để phát triển làng nghề


Hiện nay đã có 18 Trung tâm và doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tham gia đào tọa 24 nghề truyền thống trình độ sơ cấp. Khóa học thí điểm đầu tiên kết thúc với 80% số học viên ra trường đã có việc làm. Với kết quả đàng khích lệ này, Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Tổng cục dạy nghề và các đơn vị liên quan đang nghiên cứ tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để phát triển làng nghề để phát triển các làng nghề trong các năm tiếp theo.

Mục tiêu đào tạo nghề trong giai đoạn 2010 - 2020

Năm 2010 đào tạo thí điểm sơ cấp nghề cho từ 2.500 - 3.000 học viên ở 28 nghề truyền thống. Sau khi đào tạo, 80% số học viên có việc làm;

Giai đoạn 2011 - 2015: Hàng năm Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 6.500 - 7.000 ở từ 30 đến 50 nghề truyền thống. Kết thúc khóa học, 80% số học viên được đào tạo có việc làm;

Giai đoạn 2016 - 2020: Hàng năm Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đào tạo trình độ sơ cấp cho khoảng 9.500 - 10.000 học viên từ 50 đến 60 nghề truyền thống.

Lộc Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ