Những thị trường đen đắt khách

GD&TĐ - Nhu cầu tiêu thụ các bộ phận của những vị “chúa sơn lâm” ngày càng tăng cao ở nhiều nước châu Á. Ngoài phần lớn các bộ phận của hổ được sử dụng với mục đích làm thuốc, chẳng hạn như xương hổ nấu cao, vẫn có một lượng nhu cầu cao trong các lĩnh vực khác như da hổ để trang trí, nanh, vuốt hổ làm trang sức…

Những thị trường đen đắt khách

Biệt dược từ… hổ

Tại một ngôi đền ở Thái Lan, có hơn 140 cá thể hổ được nuôi dưỡng. Đây cũng là nguồn mang lại thu nhập trị giá hơn 3 triệu usd từ khách du lịch. Nhiều nguồn tin cho rằng phần lớn số hổ ở đây có nguồn từ các đường dây buôn bán động vật bất hợp pháp. Mặc dù chính phủ Thái Lan yêu cầu gắn chip cho tất cả các cá thể hổ, nhưng một nhân viên cũ ở đây tiết lộ: Những con chip đã được âm thầm tháo gỡ và hổ được bán chui không qua kiểm soát. Một điều tra của giới chức trách cho thấy đã phát hiện nhiều cá thể hổ bị… “mất tích”, một số không có microchip, ngoài ra còn nhiều bộ phận của hổ được lưu trữ trong tủ lạnh.

Mật ong Manuka

Mật ong Manuka được sản xuất nhờ những chú ong chuyên ăn phấn hoa ở các bụi cây manuka ở New Zealand hay cây jellybush ở Australia (loại cây có trong họ Đào kim nương, thuộc chi tràm trà). Thứ mật ong này được ca tụng bởi những ưu điểm đặc biệt của nó như khả năng chữa bệnh và kháng sinh. Các bộ lạc thổ dân ở New Zealand đã sử dụng mật ong Manuka để chữa lành vết thương. Do mật ong Manuka chỉ được sản xuất tại New Zealand và Australia nên giá vô cùng đắt đỏ, khoảng 80 USD một bình.

Tất nhiên việc nuôi trồng và thu hoạch mật ong Manuka không có gì trái pháp luật. Điều đáng nói là những đường dây buôn bán thứ mật này thường dùng nhiều thủ đoạn để chiếm hữu. Ở Sydney, Australia, vào mùa thu hoạch, nạn trộm cắp mật Manuka đã trở thành một vấn nạn. Tại các siêu thị, các quầy bán hàng và các nhà bán lẻ luôn phải đối phó với những tên trộm sẵn sàng ẵm gọn những bình mật ong quý giá. Mỗi năm, nạn trộm cắp và buôn bán mật ong trái phép khiến các nhà kinh doanh địa phương thiệt hại hàng trăm ngàn USD.

Botox

Trên thế giới, chỉ có 8 công ty dược phẩm được phép sản xuất botox – thứ “thuốc tiên” dành cho những người ưa làm đẹp, có tác dụng xóa nhăn, đồng thời điều trị thành công chứng đau nửa đầu và nhiều chứng bệnh khác. Điều này có nghĩa là giá của Botox tương đối ổn định, vì vậy, khi một người đàn ông xuất hiện tại một salon làm đẹp ở St.Peterburg, Nga, mời chào botox với sự giảm giá đến kỳ quặc không khỏi khiến những người điều hành salon nghi ngờ, tuy nhiên giá quá hời khiến họ không thể bỏ lỡ cơ hội này.

Người đàn ông, còn được biết đến với cái tên “Rakhman,” đã mở cửa cho một thị trường botox bất hợp pháp lớn. Khách hàng của ông ta phần lớn là những salon “chui” hoặc bác sĩ… rởm. Một thành phần của botox là botulinum toxin dạng A cực kỳ độc, dù chỉ với lượng nhỏ nhất. Rakhman thường “tiết lộ” với khách hàng rằng nguồn hàng của ông ta từ Chechnya, khiến người ta liên tưởng đến một đường dây sản xuất chất độc có thể dễ dàng cung cấp cho các tổ chức khủng bố.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ