Những thị trấn bị lãng quên trên thế giới

Với không gian hoang tàn, đổ nát, những địa điểm dưới đây thu hút khách du lịch, nhiếp ảnh gia và các đoàn làm phim trên thế giới.

dia diem ky quai anh 1

Bodie, California là thị trấn khai thác vàng ở phía đông dãy núi Sierra Nevada. Địa điểm này từng có hơn 10.000 người trong thời kỳ đào vàng. Nơi đây từng có 70 tiệm ăn uống, sân chơi bowling, nhà thờ… Hiện nay, hơn 100 tòa nhà bị bỏ hoang vẫn còn mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về cuộc sống miền Tây hoang dã. Khi đến đây, du khách cẩn thận bởi lời nguyền Bodie sẽ ám ảnh những ai rời khỏi thị trấn khi mang cổ vật cũ về. Ảnh: Naturall.places.

dia diem ky quai anh 4

Thành phố Sanzhi Pod, Đài Loan sở hữu những ngôi nhà như một khu nghỉ dưỡng bên bờ biển. Dự án bị bỏ dở vào năm 1980 sau khi gặp khó khăn về tài chính và có một số vụ tự tử của công nhân xây dựng.

Người dân địa phương cho rằng, địa điểm này bị lời nguyền của linh hồn của rồng sau khi công nhân phá hủy một bức tượng. Ở châu Á, rồng gắn liền với sự may mắn và quyền lực, vì vậy nhiều người dân địa phương cho rằng hành động này dẫn đến điều xui xẻo cho nơi đây. Ảnh: Idealistacom.

dia diem ky quai anh 5

Pripyat, Ukraine từng là nơi sinh sống của hàng nghìn gia đình làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân vào ngày 26/4/1986 gây ra bức xạ độc hại khắp xung quanh khiến hơn 50.000 cư dân phải sơ tán đột ngột. Mọi thứ tại nơi đây vẫn còn nguyên khi bị bỏ lại tạo khung cảnh hoang tàn, đổ nát. Ảnh: Pure_sadness.

dia diem ky quai anh 6

Ngôi làng Copehill, Anh là khu huấn luyện quân sự được Bộ quốc phòng xây dựng. Nơi đây được tạo ra để quân đội thực hành chiến đấu và chưa bao giờ có người ở. Dù vậy, mọi thứ trong làng được dựng lên rất chi tiết từ rèm cửa, bồn hoa tạo cảm giác như người dân vừa mới sơ tán. Ảnh: Fracturedmindz.

Theo Zingnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.