Những thảm kịch chết chóc tại các lễ hội âm nhạc trên thế giới

GD&TĐ - Vụ 7 thanh niên tử vong tại lễ hội âm nhạc điện tử "Trip to the Moon" ở công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) tối 16/9 là hồi chuông cảnh báo cho các lễ hội âm nhạc trong nước, cũng như trên thế giới. Các lễ hội âm nhạc nhiều khi trở thành lễ hội chết chóc do có quá nhiều thảm kịch xảy ra.

Hiện trường vụ thảm sát tại lễ hội âm nhạc Route 91 Harvest ở Las Vegas - Mỹ. Ảnh: AP.
Hiện trường vụ thảm sát tại lễ hội âm nhạc Route 91 Harvest ở Las Vegas - Mỹ. Ảnh: AP.

Dưới đây là những thảm kịch chết chóc tại các lễ hội âm nhạc trên thế giới.

Mỹ: 60 người thiệt mạng và 527 người bị thương

60 người thiệt mạng và 527 người bị thương tại lễ hội âm nhạc Route 91 Harvest  ở Las Vegas - Mỹ hồi tháng 10/2017 khiến cả thế giới bàng hoàng. Tiếng súng nổ vang lên trong lúc ca sĩ nhạc đồng quê Jason Aldean đang biểu diễn.

Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử hiện đại Mỹ. Kẻ xả súng đã tự sát sau khi hành động. Cảnh sát đã tìm thấy ít nhất 17 khẩu súng, 18 loại vũ khí, thiết bị nổ và hàng nghìn viên đạn. 

Úc: 2 người thiệt mạng và 700 người nhập viện

2 người thiệt mạng và 700 người nhập viện nghi do dùng ma túy quá liều tại một lễ hội âm nhạc diễn ra ở Sydney,  Australia.

Sự việc diễn ra sau khi khoảng 10 nghi phạm bị cáo buộc mang 120 viên ma túy tổng hợp đến phân phát tại lễ hội âm nhạc thường niên được tổ chức tối 15/9 tại Trung tâm đua thuyền quốc tế Sydney.

Lễ hội âm nhạc Defqon.1 là một hoạt động thường niên về âm nhạc ở Australia ghi nhận hàng nghìn lượt người tham dự. Theo Metro, lễ hội được tổ chức bởi Q-Dance Úc từ năm 2009, quy tụ nhiều người hâm mộ dòng nhạc điện tử Hardstyle, Hard Techno, Hard Trance hay Dubstep.

Đức: 18 người thiệt mạng

Lễ hội âm nhạc ở Đức cướp đi sinh mạng của 18 người trong độ tuổi 20-40. Ảnh: NBC.
Lễ hội âm nhạc ở Đức cướp đi sinh mạng của 18 người trong độ tuổi 20-40. Ảnh: NBC. 

Một lễ hội âm nhạc Love Parade ở thành phố Duisburg - phía tây nước Đức vào tháng 7/2010 đã trở thành một lễ hội âm nhạc chết chóc khi có tới 18 người thiệt mạng, 100 người bị thương. Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này là vì khán giả tự dẫm đạp lên nhau trong lúc chen lấn, xô đẩy và cả té ngã do trèo qua hàng rào. 

Lễ hội Love Parade có đến 1,4 triệu người tham dự nhưng chỉ với một cửa ra vào khu vực sân khấu. Mọi người chen lấn nhau gây ra cảnh hỗn loạn. 

Hàn Quốc: 27 người thương vong

Tháng 10/2014,  một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra trong đêm nhạc của The 1st Pangyo Techno Valley Festival  (Seongnam, Seoul - Hàn Quốc) khiến 16 người tử vong  và 11 người bị thương nặng.

Kkhi phần trình diễn của 4Minute đang diễn ra thì nắp thông gió có chiều rộng khoảng 3-4m bất ngờ sập xuống. Lúc đó, có rất nhiều khán giả đã đứng trên nắp thông gió. Một quan chức địa phương tự tử ngay sau đó vì áp lực trước trách nhiệm liên quan tới thảm kịch này.

Đan Mạch: 9 người chết

Tại Lễ hội âm nhạc Roskilde - Đan Mạch diễn ra vào tháng 6/2000, 9 người đã chết và 26 người bị thương. Nguyên nhân gây đến thảm kịch này là do hành động crowd surfing (nâng khán giả lên và chuyền tay nhau trên biển người). Sau sự cố nghiêm trọng này, crowd surfing lập tức bị cấm tại nhiều lễ hội âm nhạc ở châu Âu.

Việt Nam: 7 người chết, 5 người hôn mê

Lễ hội âm nhạc Trip to the moon tối 16/9 tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Thanh Niên.
 Lễ hội âm nhạc Trip to the moon tối 16/9 tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Thanh Niên.

Cơ quan chức năng xác định có 7 người chết, 5 người hôn mê, do số ma túy tại hội âm nhạc Trip to the moon xảy ra đêm 16/9, Đêm nhạc hội do Công ty TNHH kết nối Á Châu tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây.

Qua khám nghiệm hiện trường, khu vực khuôn viên tổ chức nhạc hội, công an phát hiện có nhiều bóng cười và một số chất màu trắng, viên nén nghi là ma túy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ