Những tai hại khi dùng điện thoại lướt "web đen"

Việc lướt web đen có thể gây thâm hụt cước phí, tiêu hao lưu, cũng như lộ các thông tin riêng tư của người dùng smartphone.

Những tai hại khi dùng điện thoại lướt "web đen"

Từng có số liệu thống kê của một trang web đen nước ngoài cho biết, năm 2003-2004, tỉ lệ dùng smartphone lướt “web đen” chiếm tới 45%, lần đầu tiên vượt qua tỉ lệ dùng PC truyền thống là 44%.

Do tính khép kín của iOS, nên Safari trở thành trình duyệt được người dùng dùng nhiều nhất khi xem các trang web khiêu dâm bằng điện thoại, chiếm tới 38.5%, sau đó là Chrome của Google, chiếm 23.5%.

Trên thực tế, dùng điện thoại xem các trang “web bẩn” nguy hiểm hơn rất nhiều so với dùng máy tính, bởi vì bạn không thể thông qua cách kiểm tra URL để xác định trang web đích thật sự mà nó dẫn đến, mà các trang web này lại là mầm mống chủ yếu của các phần mềm độc hại.

 - 1

Gần đây, phòng thí nghiệm an toàn di động Cheetah đã đưa ra báo cáo an toàn di động nửa đầu năm 2005. Theo đó, trong nửa đầu năm nay, toàn thế giới có 610 triệu chiếc điện thoại bị trúng độc, cao gấp 2.77 lần so với cùng kì năm ngoái; trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonexia và Mexico là 5 quốc gia có điện thoại bị nhiễm virus nghiêm trọng nhất.

Tính đến tháng 6/2005, tổng số ứng dụng độc hại trong kho Android là 4.51 triệu, trong khi năm ngoái chỉ có 2.15 triệu.

 - 2

Việc thâm hụt cước phí, tiêu hao lưu, cũng như lộ các thông tin riêng tư là 3 nguy hại hàng đầu khi điện thoại bị trúng độc. Các lỗ hổng đã trở thành nhân tố quan trọng đe dọa sự an toàn của điện thoại.

Di động Cheetah đã tiến hành quét 10.000 ứng dụng có số lượt tải cao hàng đầu trên Google Play và phát hiện, có tới 97.983 lỗ hổng, trong đó 35% thuộc loại nguy hiểm cao. Hiện nay, những lỗ hổng này chủ yếu dùng để “trộm” những tư liệu riêng tư của người dùng.

 - 3

Nửa đầu năm 2015, Cheetah đã giám sát được 496 việc bại lộ thông tin, ảnh hưởng tới hơn 5.44 triệu người. Việc tấn công và virus từ hacker là nguyên nhân chủ yếu của việc bại lộ thông tin cá nhân, chiếm lần lượt 37% và 29%. Sự tấn công của hacker chủ yếu nhằm vào các công ty và tổ chức chính phủ, còn virus lại nhằm vào các thiết bị thông minh như smartphone.

 - 4

Ngoài ra, nhóm thanh thiếu niên dùng smartphone ngày càng nhiều, so với người đã trưởng thành, khả năng tự kiềm chế của họ còn khá kém, cho nên rất dễ chịu ảnh hưởng xấu từ các trang web không lành mạnh. 

Không chỉ có nguy cơ cao nhiễm virus và bại lộ thông tin cá nhân, việc lướt các trang web bẩn còn ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần vốn khá non nớt của họ.

Theo khampha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ