Những sinh vật bị đe doạ do biến đổi khí hậu

Hải cẩu, gấu Bắc Cực, chim hải âu nằm trong số những loài có nguy cơ bị đe dọa dưới tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Những sinh vật bị đe doạ do biến đổi khí hậu
1-4981-1427444140.jpg

Số lượng chim hải âu tại vùng cực ở Canada đã giảm 80%. Hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến môi trường sống và khu vực tìm kiếm thức ăn của chúng bị thu hẹp nhanh chóng. Ảnh:Bjorn Frantzen

3-PNG-8035-1427444140.png

Hải cẩu đeo vòng (Ringed seal) sinh sống tại khu vực đóng băng trên biển quanh năm ở BắcCực. Diện tích nơi đây đang bị thu hẹp nhanhdo hiện tượng băng tan. Hải cẩu được sinh ra trong băng tuyết, giao phối dưới lớp băng biển, tìm kiếm thức ăn và sử dụng băng biển để nghỉ ngơi. Ảnh:Kit Kovacs

4-PNG-8848-1427444141.png

Loài ếch ếch Lungless sống ở những dòng sông, suối lạnh chảy nhanh ở Indonesia. Khi nước ấm hơn và lượng oxy giảm xuống, chúng không thể cư trú được nữa. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều lũ lụt và hạn hán, làm ảnh hưởng đến loài này. Ảnh:David Bickford

5-7937-1427444141.jpg

Cây Quiver ở Namibia và Northern Cape, Nam Phi, phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu sa mạc và bán sa mạc. Cây có lá mọng nước và một hệ thống dự trữ nước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống. Ảnh:Wendy Foden

2-9423-1427444141.jpg

Loài Lemuroid Ringtail Possum chỉ sinh sống trong rừng mưa nhiệt đới ở Khu vực Di sản Thế giới Nhiệt đới ẩm Australia. Chúng không thể chịu được nhiệt độ lớn hơn 28 độ C và nhạy cảm với sóng nhiệt. Theo dự báo của các nhà khoa học, những con vật màu trắng quý hiếm này sẽ biến mất trong thế kỷ 21. Ảnh:Mike Trenerry

6-4606-1427444141.jpg

Chim Bowerbird được tìm thấy trong các khu rừng mưa ở Queensland, Australia. Nhiệt độ ấm lên khiến chúng phải di chuyển đến những nơi cao hơn ở vùng núi. Giới khoa học dự báo, loài chim này sẽ dần biến mất khỏi môi trường sống. Ảnh:Con Foley

7-3471-1427444141.jpg

Cây kiếm bạc chỉ sinh sống trên núi lửa không hoạt động Haleakala thuộc đảo Maui, quầnđảo Hawaii. Sự biến đổi hình thái thời tiết như gia tăng nhiệt độ, giảm lượng mưa đang làm những cây trưởng thành chết đi. Ảnh:Haleakala Ranger

8-6280-1427444141.jpg

Nóng lên toàn cầu làm biến dạng bờ biển Nam Cực. Chim cánh cụt Adelie có thể là một trong nhiều loài phải hứng chịu tác động đó. Mức độ bao phủ băng trên biển thu hẹp gây ảnh hưởng đến quá trình di cư hàng năm và sự sống sót của các cá thể trong mùa đông. Lượng tuyết rơi lớnhơn có thể làm giảm bớt số lượng vị trí làm tổ phù hợp. Ảnh:Ben Lascelles

9-1739-1427444141.jpg

Ếch Elegant chỉ sống trên một đỉnh núi duy nhất trong khu rừng mưa nhiệt đới ẩm ở Australia. Chúng đẻ trứng trong đống lá rụng và trứng nở trực tiếp thành ếch nhỏ. Khi mùa khô kéo dài hơn và khắc nghiệt hơn, lượng mưa giảm xuống, loài này sẽ gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Ảnh:Stephen Williams

10-6793-1427444141.jpg

Cá phổi châu Phi là loài cá ăn thịt. Khi đồng bằng ngập lũ khô cạn, cá tiết ra một chất nhờn mỏng giúp chúng tồn tại trong khoảng một năm. Tuy nhiên, khi lượng mưa thay đổi do biến đổi khí hậu và hạn hán kéo dài, cá phổi châu Phi không còn khả năng sống sót. Ảnh:Timo Moritz

11-6440-1427444141.jpg

Số lượng gấu Bắc Cực ở Alaska và Canada đã giảm gần một nửa. Băng trên biển trở nên mỏng hơn khiến chúng gặp nhiều khó khăn khi săn bắt hải cẩu làm thức ăn. Ảnh:CBS/Discovery

Theo vnexpress/CBS News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.