Những sát thủ âm thầm thời Chiến tranh Lạnh

GD&TĐ - Năm 1977, người ta tìm thấy thi thể của một người Serbia di cư tên là Dragisa Kasikovic ngay trong văn phòng của ông ta tại Chicago (Hoa Kỳ). 

Những sát thủ âm thầm thời Chiến tranh Lạnh

Josip Perkovic

Nạn nhân đã bị đâm hơn 60 nhát dao. Bé gái 9 tuổi Ivanka, là con của bạn gái nạn nhân, cũng bị đâm một cách dã man. Dragisa và Ivanka là 2 trong số hàng chục nạn nhân của các vụ giết người kinh dị diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, trải khắp từ Mỹ tới Australia và Pháp.

Các nạn nhân đều là những người chống lại chính phủ Nam Tư do Josip Brox Tito lập ra. Tito cũng là người sáng lập nước Nam Tư, tồn tại từ Chiến tranh Thế giới II đến năm 1991.

Mặc dù là một trong những thành viên ban đầu của nhóm Cominform, nhưng Tito nổi tiếng là người đối lập với các ảnh hưởng của Xô viết. Khi đó, Nam Tư là nước thuộc nhóm Không liên kết, không chống nhưng cũng không ngả theo phe nào trong hai phe đối đầu của Chiến tranh Lạnh.

Sau vụ ám sát, nhiều người cho rằng các chính phủ phương Tây lưỡng lự trong việc điều tra các chương trình ám sát của Nam Tư bởi lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ của họ. Các nhà điều tra cũng được cảnh báo không cáo buộc chống lại chính phủ Nam Tư cũng như hồ sơ các vụ ám sát sẽ không bao giờ được phép công khai.

Ngay cả khi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, việc điều tra vẫn bị cản trở. Khi Croatia gia nhập Liên minh châu Âu, nước này đã thông qua một điều luật có tác dụng vô hiệu hóa việc dẫn độ Josip Perkovic, người từng điều hành đơn vị thực thi nhiều vụ ám sát. Năm 2014, cuối cùng, Perkovic cũng bị bắt. Hiện nay nhân vật này đang chịu án chung thân tại Đức vì vụ ám sát Stjepan Durekovic năm 1983.

Vinko Sindicic

Năm 1988, người hâm mộ môn túc cầu từ khắp nơi tràn về Glasgow để chiêm ngưỡng trận bóng đá kinh điển giữa Scotland và Nam Tư. Một trong số những “fan” này đã rời Glasgow và tới vùng núi phía Bắc, nơi anh ta lấy được một khẩu súng được giấu kỹ. Người này đã tới Kirkcaldy, sử dụng súng bắn vào miệng và vào ngực Nikola Stedul, một người bất đồng chính kiến.

Điều đáng kinh ngạc là Stedul vẫn sống sót. Chú chó trung thành Pasha của nạn nhân đã đuổi theo kẻ nã súng và sủa vang báo động hàng xóm khiến hung thủ vội vàng rút chạy trước khi kịp kết thúc công việc. Kẻ ám sát đã bị bắt tại sân bay Heathrow và được nhận diện là Vinko Sindicic - tay súng khét tiếng nhất trong chương trình ám sát của Nam Tư.

Người ta tin rằng, Sindicic đã thực hiện hàng chục vụ ám sát trên khắp thế giới, trong đó vụ việc tồi tệ nhất là vụ sát hại nhà báo Bruno Busic. Busic bị bắn ngay trên lối vào căn hộ của mình tại Paris năm 1978.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực buộc tội Sindicic cũng chỉ dừng lại ở mức án 10 năm tù với tội danh âm mưu giết người. Sau khi chịu án ở một nhà tù Anh, hiện nay Sindicic đã trở thành một người tự do.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.