1. Đây là chương trình khó thực hiện hơn so với chương trình cũ; đòi hỏi giáo viên phải cung cấp nhiều kiến thức hơn cho trẻ.
2. Việc thực hiện chương trình mới đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đắt tiền; những trường mầm non có điều kiện khó khăn (như ở khu vực ngoại thành) không thể thực hiện được chương trình này.
3. Hoạt động quan trọng nhất đối với trẻ là hoạt động học và hoạt động học chỉ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 8 - 9 giờ sáng; ngày nào cũng cần phải tổ chức giờ học; hoạt động học luôn được tổ chức cho cả lớp hoặc nửa lớp (hoạt động chung)
4. Giờ học tích hợp là có nhiều môn học (ví dụ: Toán, Môi trường, Tạo hình... ); tất cả trẻ đều phải học cùng một nội dung như nhau; quan niệm giờ học sinh động là khi trẻ phải hò reo vui vẻ; sau khi đọc, kể một câu chuyện giáo viên cần phải đặt câu hỏi về tất cả nội dung.
5. Hoạt động chơi luôn được tổ chức sau hoạt động học (gọi là hoạt động góc); Hoạt động chơi luôn phải gắn với chủ đề trẻ đang học.
6. Trẻ tích cực là phải nói, làm liên tục và chương trình yêu cầu trẻ phải đạt kết quả như nhau vào cuối năm học.
7. Các kỹ năng liên quan đến hoạt động chăm sóc gọi là kỹ năng sống; chương trình chỉ bao gồm việc "dạy học" còn chăm sóc là khâu "nuôi"; chỉ những giáo viên trẻ mới có thể thực hiện tốt chương trình. Giáo viên lớn tuổi trẻ nuôi tốt vì không còn múa, hát, làm mẫu tốt nên không hấp dẫn trẻ.
8. Tác động của việc xây dựng môi trường (xanh, không khí, ánh sáng, sân chơi, góc chơi... ) chỉ là phụ; nhà vệ sinh chỉ là nơi trẻ đi vệ sinh; tác động của môi trường tâm lý (các mối quan hệ) không quan trọng bằng môi trường vật lý (cơ sở vật chất, trang thiết bị..)
9. Hiệu phó chuyên môn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình còn hiệu phó bán trú không liên quan gì đến chương trình; phản hồi từ giáo viên, trẻ không quan trọng bằng việc làm theo chỉ đạo, quy định từ trên; khi dự 1 HĐGD của giáo viên cần quan sát giáo viên làm gì.
N.N(Theo Sở GD-ĐT TP.HCM)