Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới

Ở nhiều nơi trên thế giới, phong tục Giáng sinh gắn với việc trang trí mạng nhện, gặp bà phù thủy hoặc giấu… trái dưa chuột trong cây thông.

Người Ukraine tin rằng nếu trang trí mạng nhện lên cây thông, gia đình họ sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc khi năm mới đến.
Người Ukraine tin rằng nếu trang trí mạng nhện lên cây thông, gia đình họ sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc khi năm mới đến.

Ukraine – Nhện Giáng sinh

Ở nhiều nơi, cây thông Giáng sinh thường được trang trí bằng đèn và đồ vật rực rỡ. Nhưng cây thông ở Ukraine thường được gắn nhiều món đồ giống như mạng nhện.

Phong tục có phần kỳ lạ này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian ở Ukraine. Chuyện kể rằng ngày xưa có một gia đình rất nghèo. Họ trồng một cây thông Giáng sinh nhưng không có đủ tiền để mua đồ trang trí.

Những đứa trẻ trong gia đình này rất buồn và không hi vọng gì cho một mùa Giáng Sinh vui vẻ. Nhưng kì diệu thay, sáng hôm sau khi mọi người thức dậy, cây thông được phủ kín bởi các lớp mạng nhện.

Lúc ánh sáng chiếu vào, lớp mạng nhện liền biến thành vàng và bạc. Gia đình họ vui mừng và kể từ đó không phải sống trong nghèo khổ nữa.

Iceland: Mèo Yule

Nỗi sợ bị mèo Yule ăn thịt được người dân Iceland coi như một động lực nâng cao tinh trần, trách nhiệm trong công việc thu hoạch mùa vụ trước ngày Giáng sinh.
Nỗi sợ bị mèo Yule ăn thịt được người dân Iceland coi như một động lực nâng cao tinh trần, trách nhiệm trong công việc thu hoạch mùa vụ trước ngày Giáng sinh.

Động vật đóng vai trò lớn trong nhiều thần thoại và truyền thống của các nước. Ở Iceland, có một truyền thống Giáng sinh liên quan đến một con mèo rất đặc biệt. Nó đi lang thang trên đường phố một lần mỗi năm.

Nhưng con mèo này không phải là người bạn bốn chân thân thiện mà mèo Yule (chú mèo Giáng sinh). Đây là một nhân vật thần thoại nổi tiếng trong các câu chuyện cổ tích ở Iceland.

Chúng rất to lớn và xấu xa, thường ẩn nấp ở những vùng nông thôn đầy tuyết trong lễ Giáng sinh. Chúng sẽ ăn thịt ai không có quần áo mới để mặc trong dịp này.

Theo phong tục người Iceland, ai hoàn thành công việc đúng thời gian quy định sẽ được trả tiền công để mua quần áo mới vào dịp Giáng sinh. Còn kẻ lười biếng thì không. Do đó, truyền thuyết về con quái vật này ra đời với mục đích khuyến khích trẻ em làm việc chăm chỉ.

Catalonia, Tây Ban Nha: đón Giáng sinh bên khúc gỗ

Vào lễ Giáng sinh, người dân Catalonia sẽ dùng gậy đập mạnh vào khúc gỗ để nó nhả ra những gì đã được cho ăn trước đó và cùng nhau hát bài hát mừng Giáng sinh. Người dân ở đây tin rằng làm như thế sẽ trừ được những điều xui xẻo.
Vào lễ Giáng sinh, người dân Catalonia sẽ dùng gậy đập mạnh vào khúc gỗ để nó nhả ra những gì đã được cho ăn trước đó và cùng nhau hát bài hát mừng Giáng sinh. Người dân ở đây tin rằng làm như thế sẽ trừ được những điều xui xẻo.

Khác với các nước khác, người dân tại Catalonia, Tây Ban Nha không đón Giáng sinh bên cây thông Noel. Thay vào đó, họ quây quần bên Tió de Nada – một khúc gỗ rỗng được trang trí như các nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười tươi.

Những khúc gỗ này được các thành viên trong gia đình chuẩn bị trước lễ Giáng sinh khoảng 2 tuần. “Nhân vật đặc biệt” này sẽ được chăm sóc bằng cách bỏ vào bên trong trái cây và bánh kẹo.

Đức: giấu quả dưa vào cây thông

Vào đêm Giáng sinh, tất cả trẻ em cùng đua nhau tìm trái dưa chuột được trang trí trên cây thông. Ai phát hiện ra nó đầu tiên sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt.
Vào đêm Giáng sinh, tất cả trẻ em cùng đua nhau tìm trái dưa chuột được trang trí trên cây thông. Ai phát hiện ra nó đầu tiên sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt.

Người Đức có một cách trang trí cây thông Noel đặc biệt. Đó là một vật trang trí trong hình dạng của một trái dưa chuột được giấu trên cây Giáng sinh.

Vào đêm Giáng sinh, trẻ em đua nhau tìm trái dưa này. Ai phát hiện đầu tiên sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt từ thánh Nicholas. Ngày nay, mọi người vẫn giữ truyền thống này.

New Zealand: Cây Noel nở hoa đỏ rực

Cây Pohutukawa là biểu tượng Giáng sinh của New Zealand.
Cây Pohutukawa là biểu tượng Giáng sinh của New Zealand.

Ở New Zealand, cây Pohutukawa nở hoa đỏ rực trong suốt tháng 12 và tháng 1. Thời điểm này đã thực sự là mùa hè ở quốc gia này, nhưng Giáng sinh vẫn được tổ chức như những nơi khác.

Loại cây này có nguồn gốc quan trọng trong thần thoại Maori vì vậy hoa màu đỏ tươi và lá xanh của nó đã trở thành biểu tượng Giáng sinh trên khắp đất nước New Zealand.

Ý: phù thủy Giáng sinh

Befana là tên của một phù thủy ở Ý.
Befana là tên của một phù thủy ở Ý.

Ở Ý, tất cả trẻ em đều mong chờ những món quà trong lễ Giáng sinh nhưng người trao quà lại là bà phù thủy.

Befana là tên của một phù thủy ở Ý, người được cho là đi du lịch vòng quanh Ý vào đêm Epiphany (ngày 5 tháng 1) để tặng quà cho trẻ em cả nước.

Nếu là một đứa trẻ ngoan ngoãn, vớ của chúng sẽ chứa đầy kẹo và quà tặng. Nhưng nếu là đứa trẻ hư thì chúng sẽ chẳng nhận được gì ngoài than.

Theo Sgtiepthi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ