Lễ hội quả cầu lửa ở Scotland
Tại Scotland dịp năm mới có một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay. Lễ Hogmanay là lễ hội chào mừng năm mới, diễn ra vào 31/12 hàng năm.
Trong dịp này, đàn ông sẽ mặc váy ngắn, diễu hành qua các con phố trong khi vẫn giữ trên tay các quả cầu lửa đang cháy rừng rực.Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ.
Theo người địa phương, những quả cầu lửa sẽ giúp xua đuổi ma quỷ và đem tới sự trong sạch, may mắn trong năm mới. Được biết, lễ hội này có từ thời Viking.
Đón năm mới ở nghĩa trang tại Chile
Cư dân ở thị trấn nhỏ Talca ở Chile đã tập trung ở nghĩa trang vào đêm giao thừa để "tâm sự" với người thân đã mất trước thềm năm mới.
Tục lệ này bắt đầu hình thành từ năm 1995, khi một gia đình đã nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người cha mới qua đời cách đó không lâu.
Sau này, phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca nên cứ vào mỗi đêm giao thừa là người dân tập trung tại nghĩa trang để đón tết cùng người thân đã mất.
Hôn nhau vào đêm giao thừa
Vào đêm giao thừa, tại quảng trường St. Mark (Venice) không chỉ có những màn bắn pháo hoa rực rỡ mà còn có nụ hôn ngọt ngào của những cặp đôi đang yêu hay của tất cả mọi người.
Mọi người tin rằng, nụ hôn sẽ mang đến tình yêu đích thực và cuốn đi mọi điều không vui vẻ, không may mắn trong năm cũ và bắt đầu một năm mới tràn ngập điều tốt đẹp.
Ném đồ nội thất cũ ở Nam Phi
Trong đêm giao thừa, người dân Johannesburg và đặt biệt là cư dân Sith Baltic ở Nam Phi sẽ vứt tất cả đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ với ý nghĩa là vứt bỏ mọi điều không may trong năm cũ. Đồ vật bị vứt có thể là một chiếc TV, lò vi sóng hay thậm chí là cả một chiếc giường.
Phong tục khiến lực lượng An ninh và công nhân vệ sinh rất vất vả để dọn dẹp. Hơn thế nữa, nó sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường trong khoảnh khắc giao thừa.
Trồng cây dưới nước ở Siberia
Người dân Siberia vào dịp năm mới sẽ được đào hố băng trên hồ Baikal và sau đó, các thợ lặn chuyên nghiệp sẽ mang “cây năm mới” xuống hồ nước trồng.
Mặc đồ lót màu đỏ
Mặc đồ lót màu đỏ để nhận may mắn vào năm mới. |
Ở Tây Ban Nha, Ý, Mexico, người dân thường mặc đồ lót màu đỏ, vàng và các màu sáng khác qua giao thừa với hi vọng sẽ "tóm" được may mắn trong năm mới.
Người ta cũng tin rằng phong tục này giúp họ tìm được bạn tình. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngập tình yêu và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địa phương được thể hiện qua đồ lót.
Đập vỡ đĩa
Càng nhiều đĩa bị đập vỡ, càng mang lại may mắn. |
Ở Đan Mạch, một tục lệ rất kỳ lạ được thực hiện trong dịp năm mới đó là… đập vỡ những chiếc đĩa ở trước cửa nhà hàng xóm. Những chiếc dĩa cũ được để dành trong cả năm để chờ quăng chúng ra trước nhà của bạn bè trong đêm giao thừa.
Gia đình nào có nhiều đống đĩa vỡ tại cửa được coi là gia đình may mắn vì điều đó đồng nghĩa rằng họ có rất nhiều bạn bè.
Xem bói bằng những chiếc lon
Ở Phần Lan, truyền thống lâu đời là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những vỏ lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại.
Nếu có hình một trái tim hay một chiếc nhẫn nghĩa là sẽ có đám cưới, hay một chuyến du lịch vào năm mới; Nếu có hình một con lợn thì đó là dấu hiệu của sự no đủ.
Đánh nhau với hàng xóm
Ở Peru, người dân thường có phong tục đánh nhau với láng giềng để giải quyết những tranh chấp cũ trong dịp năm mới. Họ cũng hi vọng năm mới, những mâu thuẫn của năm cũ với nhau vĩnh viễn biến mất để họ được sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau.
Ăn nho ở Tây Ban Nha
12 quả nho tượng trưng cho 12 tháng may mắn, hạnh phúc. |
Người Tây Ban Nha sẽ ăn nho để chào đón năm mới. Từ 12 giây đầu tiên khi bắt đầu đếm ngược, mọi người đi ra ngoài và cho một quả nho vào miệng. Mỗi giây là một quả nho nên khi hoàn thành nghi thức đếm ngược, miệng mỗi người sẽ chứa đầy 12 quả nho.
Trong dịp năm mới, người dân xứ bò tót còn thưởng thức rượu champagne cùng với thịt cừu, tôm còn bữa sáng đầu năm luôn có chocolate và bánh ngọt churros.
Treo dây thừng để cầu may
Người Nhật treo một sợi dây thừng bằng rơm trước cửa nhà để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. |
Năm mới ở Nhật được gọi là Oshogatsu, đây là dịp để tổ chức các lễ hội tưng bừng và vào thời điểm này các doanh nghiệp đều nghỉ lễ.
Người Nhật trang hoàng cửa chính của ngôi nhà bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây. Họ tin rằng những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, cuộc sống cao niên và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ.
Dây thừng là biểu trưng cho niềm hạnh phúc và sự may mắn. Trẻ em được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới.
Người Nhật thường gửi thiệp chúc mừng năm mới cho bạn bè, tổ chức tiệc tất niên để tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Vào ngày 31/12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều không may. Khi bước sang năm mới, người Nhật thường nở nụ cười nhằm cầu mong cho thật nhiều may mắn sẽ đến với mình.