Anh Chung Sang-hoon, 34 tuổi, nhân viên kinh doanh của một công ty nước ngoài lớn, có vợ là giáo viên – đã xin nghỉ phép một năm ở công ty để ở nhà cùng với hai con nhỏ, đảm đương mọi công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình thay vợ.
Mọi việc từ cho con ăn, ngủ, đến rửa chén bát, đều do anh Chung đảm nhận, còn vợ anh thì đi làm bên ngoài.
Trường hợp như của anh Chung hiện nay đang trở thành một phong trào tại xứ sở Kim chi, rất nhiều người đàn ông đã xin phép nghỉ việc ở những công ty lớn để thực hiện thiên chức “bỉm sữa” vốn vẫn được coi là dành cho các bà mẹ này.
Trường hợp như của anh Chung hiện nay đang trở thành một phong trào tại xứ sở Kim chi.
Ở một đất nước với tình trạng như trọng nam khinh nữ còn nặng nề như Hàn Quốc thì những người đàn ông như anh Chung được coi là cực kì đặc biệt, đến mức họ được đặt cho biệt danh “siêu bố” (“superdads”).
Ở một đất nước còn nặng nề quan niệm trọng nam khinh nữ như Hàn Quốc thì những ông bố như anh Chung đang được coi là "siêu bố".
Phụ nữ Hàn Quốc từ lâu đã được cho là phải chịu sự bất công về chuyện lương thấp và khó khăn trong thăng tiến nghề nghiệp chỉ vì khoảng thời gian nghỉ sinh nở và chăm sóc con cái. Điều này đã dẫn đến tâm lí “sợ đẻ” và làm cho đất nước Hàn Quốc có tỉ lệ sinh nở thấp nhất trong số các quốc gia giàu có của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong những năm gần đây.
Vì thế mà Hàn Quốc đã có chính sách paternity leave (cho phép phụ huynh có quyền nghỉ chăm con một thời gian) để cải thiện tình trạng tỉ lệ sinh nở quá thấp và giúp đỡ nữ giới phát triển sự nghiệp. Điều này đang dần làm thay đổi quan niệm nam giới chỉ biết đến công việc và tham gia vào những cuộc vui say sưa lúc tan làm, đứng ngoài cuộc với chuyện nội trợ, chăm lo cho gia đình. Giờ đây, các ông bố hy sinh công việc để chăm sóc con cái đã được vinh danh.
Ở Hàn Quốc, con số các ông bố ở nhà chăm con đã lên tới 2.200 người và chính phủ nước này đang hi vọng sẽ còn tăng cao hơn trong tương lai.