Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm

Dưới đây là một số di sản kiến trúc có giá trị lịch sử ở TP.HCM sau 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).

Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 1

Dinh Độc Lập được khởi công xây dựng năm 1962 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc đương đại Việt Nam, nơi ghi dấu sự kiện quan trọng kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975. Ngày nay, Hội trường Thống Nhất được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi diễn ra các sự kiện lớn của TP, đất nước và là một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến TPHCM

Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 2
Trụ sở UBND TP.HCM ngày trước là một trong những công trình kiến trúc cổ điển được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trong thời kháng chiến chống thực dân nơi đây là Dinh Xã Tây và trong kháng chiến chống đế quốc nơi đây là Tòa đô chánh Sài Gòn
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 3
Nhà Rồng trước ngày 30/4/1975 là trụ sở Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với nét đặc trưng kiến trúc pha trộn phong cách Đông - Tây. Ngày nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP.HCM - nơi lưu giữ và trưng bày tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp TP
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 4
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây từ năm 1877, công trình có chiều dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ vật liệu xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Toulouse (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Hiện Nhà thờ là một  trong những điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 5
Bưu điện TPHCM được xây dựng từ năm 1886 – 1891 bởi kiến trúc sư lừng danh Gustave Eiffel người Pháp. Ngày nay, Bưu điện TPHCM là một trong những công trình kiến trúc được đánh giá tuyệt nhất TPHCM. Mỗi ngày có rất nhiều lượt khách đến đây thăm quan và khám phá.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 6
Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900 theo phong cách kiến trúc Tây Âu. Trước năm 1975, nơi đây từng được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau là nhà Hạ Nghị viện). Ngày nay, Nhà hát Thành phố được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, là địa điểm đẹp, trang trọng để biểu diễn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các sự kiện lớn của TPHCM.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 7
Bảo tàng TP Hồ Chí Minh do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển - phục hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông.Bảo tàng được đặt tên là Bảo tàng Thương Mại. Ngày nay, Bảo tàng TPHCM cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bổ ích cho học sinh, thay thế cho những giờ học lịch sử trên lớp cùng nhiều hoạt động văn hóa và xã hội có ý nghĩa.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 8
Hồ Con Rùa là vòng xoay giao thông nối đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Xây dựng từ những năm 1965 – 1967, được thiết kế theo kiểu kiến trúc hình bát giác, chia ô bằng những bờ bao trên một hồ nước. Hồ Con Rùa được xem là một công trình văn hóa – lịch sử. Nơi đây như một công viên, là điểm dừng chân nghỉ ngơi và dạo mát yêu thích của người dân, cũng như du khách đến với Sài Gòn.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 9
Chợ Bến Thành được xây dựng từ năm 1912 đến năm 1914 – một trong những trung tâm thương mại tiêu biểu, địa điểm nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách tham quan, mua sắm khi đến TPHCM.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 10
Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa xây dựng vào năm 1928 với phong cách kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông những ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn. Hiện nay, chợ Bình Tây được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp TP, là đầu mối buôn bán hàng hóa lớn của TPHCM. Đồng thời là điểm du lịch tham quan mua sắm của khách du lịch.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 11
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, được xây dựng vào năm 1927 với tên gọi Collège Petrus Ký (Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký) . Đến năm 1928 trường mới khai giảng năm học đầu tiên với 200 học sinh. Năm 2015 Nhà trường được UBND TP.HCM công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP.
Những nét đẹp, di sản kiến trúc ở Sài Gòn sau 45 năm ảnh 12
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai được thành lập từ năm 1913, là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất tại miền Nam. Trước đây, trường có tên gọi là Trường nữ Gia Long (Trường nữ sinh Áo Tím). Ngày nay, trường được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.