Những lưu ý phụ huynh cần biết khi cho trẻ từ 5 - 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Vắc xin Covid-19 chống chỉ định tiêm đối với đối trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin hoặc có phản ứng với mũi tiêm thứ nhất.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - c vb Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp ở nhóm trẻ 5 -11 tuổi cũng giống như nhóm tuổi từ 12 -17, đó là đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh... Các phản ứng này xuất hiện ở liều tiêm thứ 2 nhiều hơn liều thứ nhất, chiếm trên 10% – 50%. Tỉ lệ phản ứng chiếm khoảng dưới 10%, thường là buồn nôn, sưng tại chỗ tiêm. 

Các trường hợp hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 hay 1/1.000.000... là phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, phản ứng phản vệ.

PGS Dương Thị Hồng cũng cho biết theo ghi nhận phản ứng ở nhóm trẻ này tại một số quốc gia cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất, tỉ lệ viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim ở nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp hơn nhóm 12-18 tuổi. 

Tuy nhiên, ngành y tế vẫn hướng dẫn các cán bộ tiêm chủng không dựa vào tỉ lệ này mà luôn cảnh giác trong quá trình tiêm, theo dõi sau tiêm để tránh rủi ro.

Vắc xin Covid-19 chống chỉ định tiêm đối với đối trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin hoặc có phản ứng với mũi tiêm thứ nhất.

Sau tiêm vắc xin Covid-19, trẻ cần tránh vận động mạnh trong 3 ngày đầu

Chuyên gia y tế dự phòng khuyến cáo các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ, trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng phải theo dõi sức khỏe của trẻ những ngày trước đó, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường hoặc viêm long đường hô hấp thì hãy chăm sóc đến khi trẻ khỏe mạnh thì mới đưa trẻ đi tiêm. 

Đặc biệt, nếu trẻ nghi ngờ mắc Covid-19 thì không nên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Các bậc phụ huynh cũng cần chia sẻ các thông tin tiền sử của trẻ cho cán bộ y tế như dị ứng, bệnh nền mãn tính... để có những hướng dẫn cụ thể, nhằm bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ.

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý, sau khi tiêm, trẻ cần phải được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, sau đó theo dõi 24/24 trong vòng 3 ngày. Do trẻ sẽ được tiêm cùng thời điểm, nên cả gia đình và nhà trường sẽ thuận tiện trong việc theo dõi trẻ.

Bác sĩ Lê Kiến Ngãi nhấn mạnh, các biểu hiện thay đổi sau khi tiêm sẽ nhận biết ở trẻ như sốt, thay đổi màu sắc da, có nổi ban… Đặc biệt, trong 3 ngày đầu sau tiêm, trẻ cần phải tránh vận động mạnh, vì vậy, các môn học cần thể lực như thể dục… cần hạn chế, nhằm tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót các biểu hiện sau tiêm.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết hiện nay đã có 53 quốc gia đã và chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cho đối tượng trẻ ở nhóm tuổi này. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương đã có 20 quốc gia tiêm vắc xin này cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào.

Đối với liều tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này, vắc xin Pfizer có liều lượng 0,25ml, tiêm bắp; vắc xin Moderna tiêm bằng 1/2 liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vắc xin cho người lớn liều nhắc lại, tiêm bắp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.