Những lưu ý khi tập thể dục cho người viêm khớp gối

Viêm khớp gối hoặc thoái hóa sụn đầu gối sẽ gây khó khăn cho quá trình tập thể dục. Vì thế, khi tập thể dục phải chú ý đến những yếu tố sau.

Những lưu ý khi tập thể dục cho người viêm khớp gối

Viêm khớp gối hoặc thoái hóa sụn đầu gối sẽ gây khó khăn cho quá trình tập thể dục. Vì thế, khi tập thể dục phải chú ý đến những yếu tố sau.

Giày thể thao

Với người bị viêm khớp gối, giày thể thao cần rộng rãi và linh hoạt, có thể chịu được áp lực tập luyện trước khi tác động đến đầu gối. Bạn nên thử nhiều loại giày khác nhau hoặc thêm nẹp chỉnh hình vào đôi giày yêu thích.

Điều chỉnh cường độ tập luyện

Nhung luu y khi tap the duc cho nguoi viem khop goi - Anh 1

Người bị viêm khớp gối cần chú ý trong cách tập luyện. Ảnh: The Nest

Vào những ngày khớp gối quá đau, cần chọn các bài tập ít tác động và nhẹ nhàng. Còn những ngày đau nhẹ, bạn có thể chọn bài tập nặng và mạnh hơn.

Luôn nhớ rằng không bao giờ làm tổn thương đầu gối trong lúc tập luyện. Trong lúc tập, khi cảm thấy cơn đau nhiều, bạn hãy ngưng tập ngay.

Chia nhỏ bài thể dục

Nhung luu y khi tap the duc cho nguoi viem khop goi - Anh 2

Rèn luyện cơ bắp với máy tập - Ảnh: Arthritis-health

Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ, những người bị viêm khớp vẫn có thể tập luyện 30 phút năm ngày trong tuần và hai ngày nâng cao thể lực.

Tuy nhiên, nếu 30 phút tập khiến bạn quá đau, cố gắng chia bài thể dục thành 3 phần, mỗi phần là 10 phút.

Chọn bài tập thích hợp

Nhung luu y khi tap the duc cho nguoi viem khop goi - Anh 3

Đi bộ tốt cho người đau khớp gối. Ảnh: Health

Nếu việc tập luyện hiện tại làm bạn quá đau, hãy thử chuyển sang các hoạt động có tác động thấp như bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu hoặc tạo sức bền như làm tăng nhịp tim, nhịp thở. Cần cố gắng duy trì 30 phút tập mỗi ngày và chia nhỏ bài tập nếu cần.

Hai ngày rèn luyện thể lực để tập luyện cho cơ bắp

Dù viêm khớp gối nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện thể lực hai ngày trong tuần. Bạn có thể ngồi nâng tạ, nâng tạ với máy hoặc bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể để tăng sức mạnh, sức dẻo dai cho đầu gối mà không chuyển động các khớp, giúp hạn chế đau đớn.

Tham gia hoạt động luyện tập linh hoạt vài lần mỗi tuần

Các bài tập linh hoạt (như Yoga, căng duỗi, thái cực quyền) chẳng những giúp bạn giữ dáng mà còn duy trì được “phạm vi” chuyển động của đầu gối.

Để thực hiện hiệu quả, bạn cần nói với người hướng dẫn về tình trạng khớp gối của mình. Họ sẽ điều chỉnh các động tác cho phù hợp với khớp gối của bạn trong nhiều tư thế khác nhau.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ