Các loài động vật dưới biển có thể nhìn thấy nhau nhờ ánh sáng phân cực chiếu xuống. Nếu như một loài động vật có thể phản xạ lại ánh sáng phân cực đó thì đồng nghĩa với việc chúng có khả năng “tàng hình”. Việc nghiên cứu khả năng phản ánh sáng phân cực của cá sẽ giúp con người sáng chế các vật dụng “tàng hình” trong tương lai.
Khi bị động vật ăn thịt truy đuổi, chúng có khả năng phản xạ ánh sáng lệch góc 45 độ, từ đầu đến đuôi, khiến kẻ truy đuổi không thể nhìn thấy ánh sáng theo đường thẳng mà sẽ nhìn ra một hướng khác và bỏ quên những kẻ “tàng hình” kia.
Các nhà khoa học cho rằng, cá Lookdown và cá ngừ mắt to có hệ thống tiểu cầu cấu trúc vi thể dưới da giúp chúng phân tán ánh sáng phân cực theo nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào góc của ánh sáng.
Cá Lookdown
Trong thí nghiệm, cá Lookdown được cho vào một bể thí nghiệm, bên ngoài sẽ chiếu ánh sáng mô phỏng mặt trời. Vào mỗi thời điểm khác nhau, cá Lookdown sẽ hấp thu ánh sáng khác nhau để có màu khác nhau. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ phản xạ hoàn toàn ánh sáng.
Là một loài cá xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, ít người biết rằng cá ngừ mắt to cũng có khả năng biến mất trước tầm mắt con người. Cơ chế biến mất của cá ngừ mắt to cũng tương tự cá Lookdown, dùng tiểu cầu đã phản xạ ánh sáng đột ngột khiến kẻ thù bất ngờ.
Cá rô cướp biển
Khác với cách dùng tiểu cầu trong cơ thể để biến mất, cá rô cướp biển dùng hóa chất trong cơ thể mình để che giấu hình dạng và mùi hương. Thông thường, cá rô cướp biển sẽ “tàng hình” khi đi săn mồi. Cá rô cướp biển thường ăn trứng ếch. Tuy nhiên, khi mới đẻ, ếch rất cảnh giác. Vì thế, cá rô cướp biển sẽ ngụy trang hơi thở, hình dạng bản thân để tấn công bất kỳ lúc nào.
Cá rô cướp biển ngụy trang độc đáo bằng cách giấu người, giấu mùi.