Những điểm “mờ” trong công thức giá điện

Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Giá điện sinh hoạt bao nhiêu bậc thì hợp lý và bảo đảm minh bạch” do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh tổ chức. 

Nên thanh tra cái gì về giá điện? 

TS Ngô Đức Lâm là chuyên gia năng lượng thuộc Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam. Theo ông Lâm, hiện Việt Nam đang áp dụng cách tính giá điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng. Cách tính này thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Điểm khác trong cách tính giá điện theo Quyết định số 24/2017 là có sự điều chỉnh về công thức tính giá điện. Theo đó, giá điện bình quân bằng = chi phí phát điện + chi phí dịch vụ phụ trợ + chi phí truyền tải + chi phí phân phối – bán lẻ + chi phí chung + chi phí điều độ chia cho điện thương phẩm + chi phí khác chia điện thương phẩm (đ/kWh). 

TS Ngô Đức Lâm cho rằng, phải tách bạch từng chi phí đối với công thức giá điện bình quân. Ví dụ, tại chi phí điều độ (Cđđ) thực tế chưa tách được chi phí điều độ là chi phí dành cho vận hành hay chi phí quản lý. Vì vậy, có thể có khả năng bên quản lý Nhà nước lại được hưởng lương hoặc chi phí từ giá điện. Điều độ có thể vừa ăn lương của EVN lại vừa ăn lương Nhà nước. Đây là điểm không được cơ quan thanh tra động đến. 

Theo TS Ngô Đức Lâm, Thanh tra Chính phủ chỉ kiểm tra xem các đơn vị có thực hiện đúng quy trình hay không. Trong khi đó, điểm mấu chốt trong công thức tính giá điện không được động đến. Đây là lý do nhìn vào báo cáo EVN kỳ nào cũng “đẹp”. Trong công thức tính giá điện bình quân trước đây (theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg) không có phần chi phí điều độ. 

Lợi ngành điện, hại cho dân 

Những điểm “mờ” trong công thức giá điện ảnh 1
TS Ngô Đức Lâm đề xuất 2 cách tính giá điệnbảo đảm khách quan, minh bạch.

Vấn đề thứ 2 theo TS Ngô Đức Lâm là cần phải xác định cách tính giá điện thế nào cho đúng, bảo đảm minh bạch, khách quan. Hiện có 4 nhóm gồm sản xuất, hành chính sự nghiệp, kinh doanh cá thể và sinh hoạt. 

3 nhóm đầu thực tế đang dùng điện 1 giá. Riêng nhóm 4 đang sử dụng cách tính giá điện theo bậc thang. Theo ông Lâm, giá điện nhóm 4 tính luỹ tiến. Cách tính này chỉ có ở thời bao cấp. 

Điểm hạn chế là giá điện chỉ có lên, không có xuống. Điều này trái ngược với quy định của Nhà nước về việc phải bán điện theo giá thị trường. Minh chứng cho bất thường này là từ khi Nhà nước quy định về thị trường bán điện cạnh tranh đến nay chưa khi nào giảm giá, mặc dù có nhiều thời điểm giá điện có thể giảm – như khi Thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động sớm hơn 3 năm so với dự tính. 

Ngoài ra, cách tính giá điện theo bậc như hiện nay có thể tạo ra nhiều điểm mập mờ, bất hợp lý. Nó có lợi cho ngành điện nhưng bất lợi cho dân và Nhà nước. Vì nó chưa tuân thủ nguyên tắc, tổng doanh thu điện sinh hoạt tính theo từng bậc tính cho khách hàng phải cân bằng với tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân. 

Nếu đúng theo nguyên tắc thì giá điện theo bậc thang phải bảo đảm công thức T1DTSH = T2DTSH. Nếu T1 = T2 là đúng, minh bạch. T1 >T2 ngành điện thất thu.  T1<T2 ngành điện lạm thu.

Từ bậc 3 lớn hơn giá bình quân. Nên nhiều khả năng T1<T2vì vậy trời càng nóng thì doanh thu ngành điện càng tăng – đồng nghĩa ngành điệnlạm thu. Số tiền lạm thu đi đâu? Về đâu? Sử dụng vào việc gì? Chưa có cơ quannào thanh tra, xác minh.

Để tính ra công thức trên thì EVN phải báo cáo doanh thutheo từng bậc. Tuy nhiên, từ trước đến nay EVN chưa bao giờ công bố số liệu nàymà chỉ công bố số liệu gộp của tất cả các bậc.

Còn với những người sử dụng trên 100 số thì dân sẽ phải trảtiền điện cao hơn số tiền lẽ ra mà họ phải trả. Nhưng chỗ tiền trả tăng đó thựcchất không nằm trong chi phí sản xuất nhưng vẫn tính vào giá bán điện. Theo ôngLâm, đó là một "lỗ hổng" lớn cấu thành nên công thức tính giá điện hiện nay màchưa cơ quan quản lý nào vào cuộc thanh tra, đó là kiểm tra đầu vào giá phát điện.

Trong giá điện bình quân hiện nay, có tới 70% là giá phát điện.Quá nửa trong số 70% này là giá nhiên liệu. Việc này thể hiện hiệu suất phát điệngiảm đi gây tổn thất trong quá trình sản xuất mà việc này lớn hơn tổn thất dongười tiêu dùng gây ra. Vì vậy, cần phải kiểm tra chi phí đầu vào so sánh với sốliệu công bố.

Chuyên gia đề xuất cách tính giá điện minh bạch

TS Bùi Thị An, nguyên ĐBQH khóa 13 cho rằng, thời gian vừaqua, xuất hiện đề xuất cách tính giá điện mới từ EVN và Bộ Công Thương. Điều đólà đáng hoan nghênh, nhưng còn nhiều điểm "lấp liếm".

Ví dụ, so sánh về giá điện 1 giá nếu Việt Nam áp dụng phảicao hơn giá điện bình quân hiện tại và ngang với một số nước trong khu vực nhưSingapore, Malaysia… với giá 8Cen/kWh. Việc so sánh là cần thiết, nhưng phảikhách quan. Ở đây, chỉ thấy những chi tiết có lợi cho đề xuất tăng giá mà BộCông Thương chưa đưa ra thông tin đầy đủ cho dân biết.

Bà An cho rằng, phải so sánh với thu nhập bình quân của ViệtNam. Chẳng hạn, thu nhập bình quân của người Việt Nam đang thấp hơn Singaporevà một số nước khác mà lại áp dụng mức giá điện tương đương là chưa hợp lý. Bêncạnh đó, còn phải đánh giá về đặc điểm phát triển cũng như đặc điểm thị trườngphát điện của mỗi nước.

TS Ngô Đức Lâm đề xuất 2 phương án tính giá điện là giá điện1 giá và giá điện 3 bậc. Đối với phương án tính giá điện 1 giá thì nên áp dụnggiá điện bình quân như hiện nay. Có 2 loại giá là giá điện cơ sở và giá điện điềuchỉnh. Giá điện cơ sở là giá tạm tính. Tùy từng thời điểm trong năm mà EVN cóthể đề xuất tăng hoặc giảm giá điện (nếu tăng giảm dưới 5% thì EVN tự điều chỉnh,tăng 10% phải báo cáo Thủ tướng).

Ví dụ mùa mưa, nước về nhiều, các nhà máy đạt công suất tốiđa trong khi trời mát mẻ thì EVN phải giảm giá. Ngược lại, mùa khô ít mưa, nhucầu điện tăng thì EVN tăng giá điện. Còn giá điện điều chỉnh là kết thúc 1 năm,Chính phủ xem xét biên độ giá trong năm dao động thế nào rồi mới chia giá bìnhquân cho năm đó. Cách tính điện 1 giá này sẽ cao hơn giá hiện tại.

Còn với phương án tính giá điện 3 bậc. Ông Lâm đề xuất bậc 1dùng số điện ít, bậc 2 với những người dùng trung bình và bậc 3 với những ngườidùng nhiều điện. Đi kèm với phương án này là việc khôi phục Quỹ bình ổn giá điện.Tuy nhiên, khi áp dụng cách tính theo bậc EVN phải báo cáo doanh thu riêng củatừng bậc để đáp ứng đúng công thức T1=T2 như đã nói ở trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.