Ung thư bạch cầu là bệnh ung thu của tủy xương. Tủy xương bình thường sản xuất ra các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ung thư bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất có trật tự bình thường này bị gián đoạn.
Điều này dẫn đến việc sản sinh ra các tế bào tủy chưa trưởng thành được gọi là sự bộc phát bạch cầu. Những sự bộc phát bạch cầu này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường dẫn đến sự suy giảm các tế bào máu bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh
Trong khi có những yếu tố nguy cơ đã được biết đến nhất định có thể gây ra bệnh ung thư bạch cầu, nó thường rất khó để xác định nguyên nhân chính xác cho phần lớn các bệnh nhân bị ung thư bạch cầu.
Các yếu tố nguy cơ được biết đến là tiếp xúc với bức xạ (ví dụ Marie Curie, nhà khoa học phát hiện ra bức xạ, đã qua đời vì bệnh ung thư bạch cầu), hóa chất nhất định (chẳng hạn như Benzen), các rối loạn di truyền nhất định (ví dụ như hội chứng Down) và một số vi rút. Ung thư bạch cầu cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân đã tiếp nhận một số loại nhất định các thuốc hóa trị.
Các triệu chứng
Khi mắc ung thư bạch cầu, số lượng hồng cầu trong cơ thể có xu hướng giảm mạnh; khiến chúng khó lòng có thể đảm bảo nhiệm vụ đưa oxy đến các vị trí trong cơ thể.
Kết quả là người bệnh đối diện với tình trạng thiếu máu; gặp các chứng như yếu cơ, ít sức vận động. Ngoài ra, các tế bào máu trắng thường có nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn bình thường.
Giảm cân đột ngộtKhi mắc bệnh, dù bạn có tăng cường nhiều chất bổ dưỡng thì vẫn nguy cơ giảm cân vẫn diễn ra như thường. Nguyên nhân là khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao, nó có nhu cầu sử dụng một lượng mỡ cực lớn.
Nhức đầu, suy giảm trí nhớKhông giống như đau đầu do căng thẳng hay thời tiết, cơn đau đầu của bệnh nhân ung thư bạch cầu thường kéo dài, dữ dội kèm cảm giác nhức nhối toàn thân.
Lý do của những cơn đau đầu này do là máu chảy tới não bộ và tủy sống bị hạn chế. Khi cơn đau đầu diễn ra, mạch máu bị chèn ép. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị tai biến.
Xuất hiện vết bầm tím, dễ chảy máuĐây là những triệu chứng khá phổ biến của ung thư bạch cầu ở trẻ em. Để phát hiện sớm, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các chấm đỏ nhỏ xuất hiện trên da; các vết bầm tím khi chắc chắn con mình không va chạm mạnh vào đâu.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở những vị trí như ngón tay, bàn tay, bụng và lưng.
Da trở nên xanh xaoVẻ nhợt nhạt của da người mắc ung thư bạch cầu bắt nguồn từ việc lượng bạch cầu tăng lên, “áp đảo” tế bào hồng cầu khiến cơ thể đối diện với tình trạng thiếu máu.
Xuất hiện các hạch bạch huyếtNhững vị trí như cổ họng, nách, bụng, dưới cánh tay… thường được các cục hạch “ghé thăm”. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng ung thư bạch cầu làm giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khỏe mạnh.
Vì thế, cơ thể mất dần khả năng phản ứng với nhiễm trùng, thương tổn, dẫn tới sự xuất hiện của các hạch nhỏ.
Thường xuyên bị sốt, nhiễm trùngDù mắc ung thư bạch cầu cấp hay mãn tính đều làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây sốt kéo dài. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị nhiễm trùng hơn so với khi khỏe mạnh.
Ngoài những triệu chứng trên, bạn cũng không nên bỏ qua các dấu hiệu của ung thư bạch cầu như đổ mồ hôi đêm, đau xương hoặc đau bụng.
Điều trịViệc điều trị ung thư bạch cầu là phụ thuộc vào loại/loại phụ chính xác của ung thư bạch cầu. Các phương thức điều trị khác nhau bao gồm hóa trị, liệu pháp sinh học, phương pháp điều chỉnh miễn dịch, cấy ghép tế bào gốc và xạ trị.