Những cụm từ ngắn để đưa con vào quy củ

Bố mẹ thường mắc lỗi là nói quá nhiều về lý thuyết và làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng khiến con cái thường đấu tranh ngược lại, kết quả là ai cũng kiệt sức.

Những cụm từ ngắn để đưa con vào quy củ

Đôi khi nói quá nhiều chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn là dạy con bài học có giá trị. Bố mẹ thường mắc lỗi là nói quá nhiều về lý thuyết và làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng khiến con cái thường đấu tranh ngược lại, kết quả là ai cũng kiệt sức.

Joan Ershler, Giám đốc Chương trình dạy con từ bé tại Đại học Wisconsin giải thích: “Não bộ có sự giới hạn để xử lý, nên đừng để con bị lạc trong một mớ từ ngữ, hãy chuyển sang phương pháp khác”.

Hãy nhẹ nhàng bảo “Làm lại nhé” là lúc khiến trẻ bình tĩnh lại, có khả năng kiểm soát tình huống

Dưới đây là một số cụm từ ngắn để bố mẹ có thể cải thiện sự tương tác với con cái:

“Mẹ biết, nó khó”: Nói điều này kết hợp với gương mặt biểu cảm sự khó khăn, vỗ vai trẻ để trẻ thấy rằng bố mẹ cũng thấy khó như mình. Cử chỉ này giúp trẻ vượt qua những cảm xúc khó khăn thay vì mắc kẹt tại đó.

“Hãy đi dạo”: Khi bạn nói “Đừng chạy” hoặc “Đừng cãi nhau” không chỉ khiến trẻ không ngưng hành động mà còn phản ứng lại bạn. Mà hãy đổi sang cách nói: “Hãy đi dạo với mẹ” hoặc “Con làm tốt, giờ tiếp theo là gì?”

“Làm lại nhé”: Khi con cư xử thô lỗ, la hét, tranh giành đồ chơi của bạn. Hãy nhẹ nhàng bảo “Làm lại nhé” là lúc khiến trẻ bình tĩnh lại, có khả năng kiểm soát tình huống, bố mẹ đang cho con cơ hội chọn cách cư xử khác mà không gây tổn thương đến ai.

Nên giúp trẻ tự nhắc nhở mình với một câu hỏi bình tĩnh 

“Mẹ đã nói gì?” Nếu bạn hay nổi nóng, lên giọng thì con bạn cũng vậy. Nếu thấy con cư xử quá đáng thì hãy nhẹ nhàng hỏi: “Mẹ đã nói gì?” để trẻ nhắc lại giới hạn do bố mẹ đặt ra, nhắc nhở trẻ về ý định trẻ định làm.

 “Mẹ không muốn tranh luận vì rất yêu con”: Đứa trẻ có hung hăng đến mấy thì khi nghe câu này cũng hạ nhiệt xuống và nói năng nhu mì hơn.

Đôi khi nói quá nhiều chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn là dạy con bài học có giá trị 

“Con nói vậy là có ý gì?”: Khi con suy nghĩ tiêu cực hoặc nói năng thiếu suy nghĩ hãy nói với con câu này. Đợi trẻ trở lại bình thường hãy khen ngợi con và giải thích vì sao nên cư xử đúng mực.

“Thỏa thuận của chúng ta là gì?”: Bắt trẻ nhớ lại những việc xảy ra là một việc quá sức. Nên giúp trẻ tự nhắc nhở mình với một câu hỏi bình tĩnh như vậy.

Theo Thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.