1. Hai cha con trong tai nạn thảm khốc
2. Kẻ ám sát John Lennon
John Lennon – thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles đang kí tặng một fan hâm mộ của anh. Giây phút đó, nào có ai ngờ được rằng kẻ đang chờ được cầm trên tay chữ kí của John Lennon lại chính là kẻ cầm súng bắn chết nam nghệ sĩ chỉ vài giờ sau. Nhìn lại tấm ảnh sau khi biết được sự thật kinh hoàng này, mọi người đều thoáng rùng mình vì ánh mắt của kẻ thủ sát Mark Chapman.
3. Tấm ảnh kỷ yếu
Năm 1999, tại trường trung học Columbine đã xảy ra một vụ thảm sát khủng khiếp: 1 giáo viên và 12 học sinh đã tử nạn. Ở góc trái phía trên của tấm ảnh, có hai học sinh đang tạo dáng cầm súng chỉa vào nhau. Nửa tháng sau đó, chính hai người này – Eric Harris và Dylan Klebold – đã thực hiện hành vi khủng bố trường học của mình và gây ra sự việc đáng tiếc trên.
4. Bức tường trăn trối
Những tưởng đây chỉ là tấm ảnh chụp một chiếc bảng đen bị trầy xước do sử dụng lâu ngày, thế nhưng, đó thực chất là một bức tường ẩn chứa nỗi đau đớn tột cùng của các nạn nhân trước khi lìa đời.
Vào thời chiến, những tù nhân đã bị đưa vào phòng hơi ngạt trong trạng thái không một mảnh vải che thân để bắt đầu công cuộc tàn sát. Những vết xước trên tường chính là dấu vết khi các nạn nhân vô tội cào cấu trong cơn điên loạn tột bậc, hoàn toàn bất lực trong nỗ lực giải cứu bản thân. Bức tường như lời cầu cứu trong tuyệt vọng của những người tù nhân trước khi trút hơi thở cuối cùng trong đau đớn và ám ảnh.
5. Nạn nhân trẻ tuổi Regina Kay Walters
6. Vụ ám sát chính trị gia
Reynaldo Dagsa – một chính trị gia tại Philippines – đã chụp một tấm ảnh gia đình ngay trước khi bị ám sát vào ngày đầu năm 2011. Bức ảnh vô tình được lưu lại ngay trước khi Dagsa bị Michael Gonzalesbắn chết bằng hai phát đạn trước mặt gia đình ông.
7. Tai nạn nhớ đời
Bức ảnh hai anh em Michael và Sean McQuilken chụp theo kiểu điện giật này chỉ cách vài phút trước khi sét thực sự đánh trúng họ. Sự việc xảy ra tại khu vực núi Sierra Nevada vào mùa hè năm 1975. May mắn thay, cả hai đều qua khỏi và có một kì nghỉ nhớ đời!
8. Cảm hứng của bộ phim “Into the wild”
Đây là tấm ảnh cuối cùng của Chris McCandless tại rừng Alaskan vào năm 1992, trước khi anh qua đời vì chết đói. Xác của anh được một thợ săn tìm thấy.
Vào tháng 4/1992, anh quyết định giã từ cuộc sống thường nhật và vào rừng khám phá, hòng tìm kiếm một hành trình đơn giản hơn cho cuộc đời mình chỉ với sự hỗ trợ của một ít thức ăn và vài dụng cụ cần thiết. Cuối cùng, Chris qua đời vào khoảng tháng 8 cùng năm. Hành trình xuyên quốc gia anh được các đạo diễn lấy làm cảm hứng và xây dựng nên bộ phim “Into the wild”, với hai mốc thời gian kể chuyện đan xen nhau: một là khi anh đang bị mắc kẹt tại một vùng hẻo lánh ở Alaska, hai là chuyến hành trình hai năm của anh qua nhiều vùng đất trước khi đến Alaska.
9. Đôi mắt chết
Năm 1985, cô bé Omayra Sanchez – khi ấy chỉ mới 13 tuổi – đã phải trải qua những tháng ngày kinh hoàng. Núi lửa Nevado del Ruiz phun trào cuốn theo làng mạc và nhà cửa của cô, khiến cô bị vùi lấp trong đống đổ nát. Phải gồng mình chịu đựng thảm họa trong suốt 3 đêm liền, cơ thể Omayra trở nên trắng bệch, đôi mắt đỏ ngầu gây ám ảnh và xót thương tột cùng cho người xem.