Những bí ẩn của tác giả “Cuốn theo chiều gió”

GD&TĐ - Năm 1937, nữ văn sĩ Mỹ Margaret Mitchell được trao giải Pulitzer cho tiểu thuyết đầu tay và duy nhất “Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind)”. Đây là cuốn bestseller nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Nữ văn sĩ Margaret Mitchell.
Nữ văn sĩ Margaret Mitchell.

Bộ phim cùng tên đươc khởi chiếu năm 1939, đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử Hollywood và giành được số lượng giải Oscar kỷ lục.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về cuộc đời của nữ văn sĩ khiến chúng ta phải tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử của bà.

Phóng viên xinh đẹp, cá tính

Margaret Mitchell sinh năm 1900 tại Atlanta, tiểu bang Georgia, miền Nam nước Mỹ, nơi đã phải chịu thất bại nhục nhã trong cuộc Nội chiến chỉ vài thập kỷ trước đó. Là con gái của một luật sư và nhà nữ quyền, từ nhỏ bà say mê lắng nghe ông nội kể về cuộc chiến này, cũng như về một cuộc sống trung thực và bình lặng đã vĩnh viến chấm dứt bởi những kẻ chinh phục từ phương Bắc.

Margaret vào học Trường Cao đẳng Massachusetts, nhưng không tốt nghiệp. Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người trên thế giới vào những năm 1918 - 1919, trong đó có mẹ của Margaret và vị hôn phu của bà Henry Clifford. Margaret buộc phải trở về Atlanta để gánh vác công việc gia đình. Song song bà làm phóng viên của tờ “Atlanta Journal”.

Thời trẻ, Margaret có rất nhiều bạn trai. Năm 1922, người đẹp Atlanta có 2 bạn trai thường xuyên tán tỉnh: Berrien Kinnard Upshaw - một kẻ buôn lậu, đẹp trai - và John Marsh, bạn cùng phòng của anh ta. Margaret thích thách thức xã hội: Khi thì bà hôn một bạn nhảy sau buổi khiêu vũ (thời bấy giờ đó là một hành động bất thường), khi thì bà cắt tóc ngắn như con trai.

Vì vậy, bỏ rơi chàng John khiêm tốn và kết hôn với Upshaw là phù hợp với tính cách của bà. Than ôi, Berrien là một kẻ nghiện rượu và vũ phu, hắn ta đánh đập vợ không thương tiếc chỉ vì một sai sót nhỏ.

Bà buộc phải mua một khẩu súng lục để sử dụng lúc cần thiết. Năm 1925, Margaret không những kịp ly hôn với Upshaw mà còn trở thành vợ của John Marsh. Thời gian này, John vẫn yêu Margaret và giúp bà giải quyết chuyện riêng tư.

Bí ẩn cuộc sống gia đình

Sau khi kết hôn với John Marsh, Margaret xin thôi việc ở tờ báo và trở thành người nội trợ. Những lúc rảnh rỗi, bà bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết chính của cuộc đời mình.

John và Margaret sống êm ấm và sung túc. Hai vợ chồng hầu như không bao giờ cãi nhau, nhưng Margaret vẫn giữ khẩu súng lục cho đến khi thi thể người chồng đầu tiên của bà bị một viên đạn xuyên thủng đầu được tìm thấy ở tận miền Trung Tây nước Mỹ.

Hoặc là do tính cách, hoặc do những nguyên nhân khác, nhưng John Marsh không bao giờ làm trái ý vợ mình. Mãi sau này, người ta mới biết rõ rằng đơn giản là vì John quá yêu Peggy, như anh thường gọi Margaret.

Bất ngờ, ngôi nhà của vợ chồng Marsh trở thành một salon văn học, nơi gặp gỡ thường xuyên của những cây bút ở Atlanta.

Và bỗng nhiên, vào giữa những năm 1930, Margaret Mitchell tuyên bố rằng bà sắp viết xong cuốn tiểu thuyết về mối tình lâu năm và phức tạp của Scarlett O’Hara và Rhett Butler.

Vì sao một phụ nữ học vấn không xuất sắc lắm lại làm được điều đó? Một câu hỏi nghiêm túc khiến nhiều nhà phê bình rất khó trả lời.

Cuốn sách đến từ hư không

Một cảnh trong phim “Cuốn theo chiều gió”.
Một cảnh trong phim “Cuốn theo chiều gió”.

Theo nhiều giả thuyết, Margaret viết cuốn sách của mình trong nhiều năm liền và đọc từng chương cho chồng nghe để nhận xét như một độc giả. Ban đầu, đó chỉ là câu chuyện tình yêu giữa một phụ nữ da trắng và một người đàn ông da màu, nhưng ở miền Nam ai thèm đọc câu chuyện nhảm nhí như vậy?

Một số thông tin khẳng định, nữ văn sĩ phải viết đi viết lại chương đầu tiên đến 60 lần. Đầu năm 1935, Margaret đưa bản thảo của mình cho một người bạn của gia đình vốn là biên tập viên của nhà xuất bản ở Macmillan. Sau nhiều ngày đọc, biên tập viên này thông báo rằng anh ta đang đứng trước một cuốn bestseller tương lai, chỉ cần hoàn thiện thêm.

Và trong vòng 6 tháng, Margaret cùng người bạn của mình chỉnh sửa cuốn tiểu thuyết ban đầu không có nhan đề, thậm chí cả tên của nữ nhân vật chính. Phải mất một thời gian dài “Cuốn theo chiều gió” mới được xuất bản, đồng thời sự quan tâm của độc giả được kích thích bởi một chiến dịch quảng cáo công phu.

Ấn bản đầu tiên xuất hiện năm 1936 đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng cư dân miền Nam nước Mỹ. Mọi người nhìn thấy cuộc sống của chính mình một cách trần trụi và ngay lập tức yêu mến tác giả - một người phụ nữ xinh đẹp sống bên cạnh họ.

Đến cuối năm 1936, cuốn tiểu thuyết đã bán được hơn một triệu bản. Năm 1937, Margaret Mitchell (một cô gái chưa tốt nghiệp trường cao đẳng) đã giành được giải thưởng văn học Pulitzer danh giá.

Margaret Mitchell bán bản quyền chuyển thể thành phim tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” với giá 50.000 USD, một khoản tiền không tưởng đối với ngành điện ảnh thời bấy giờ. Còn bộ phim cùng tên ra mắt năm 1939 đã nhận được 8 giải Oscar cùng một lúc.

Mọi người đều chờ đợi những tác phẩm mới của nhà văn trẻ. Nhưng thật không ngờ, cuộc tranh chấp quyết liệt với các chủ xuất bản đã làm cạn kiệt tiềm năng sáng tạo của bà.

Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” bắt đầu được dịch ra tiếng nước ngoài (đến nay nó đã được dịch ra 37 thứ tiếng). Lòng mến mộ của độc giả đã vượt quá sức tưởng tượng, tiền bạc chảy như nước, khiến tác giả không còn nhu cầu tiếp tục sáng tác.

Các nhà nghiên cứu tác phẩm của Margaret Mitchell cho biết, theo di nguyện của Margaret, John Marsh, chồng bà, đã thiêu hủy toàn bộ kho lưu trữ của nữ văn sĩ, chỉ còn lại những mẫu bản thảo và một vài tài liệu chuẩn bị cho việc sáng tác “Cuốn theo chiều gió”?

Hoặc có thể các bản thảo khác đơn giản là không tồn tại và độc giả trở thành nạn nhân của một vụ áp phe ngoạn mục?

Những câu hỏi không lời đáp

Nhiều nhà phê bình văn học nhận định John Marsh là tác giả thực sự của “Cuốn theo chiều gió”, còn Margaret Mitchell chỉ là người sử dụng sức quyến rũ của mình để quảng bá cho tác phẩm này.

Số khác cho rằng cả hai người cùng viết cuốn tiểu thuyết, nhưng vốn là người làm chủ trong gia đình, Margaret đòi ghi tên mình là tác giả. Hoặc cũng có thể tác giả thực sự của cuốn sách là Stevens - anh trai của nữ văn sĩ.

Nhưng giả thuyết đáng kinh ngạc nhất cho rằng, Margaret Mitchell chỉ là người đặt hàng cho nhà văn đoạt giải Novel Văn học Sinclair Lewis viết cuốn tiểu thuyết này, người không muốn “bôi bẩn tên mình” bằng loại văn học như vậy.

Margaret Mitchell qua đời ngày 16/8/1949, bà bị một gã lái xe say rượu cán chết khi đang cùng chồng đi xem phim.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.