Khi phát hiện nốt mụn mới trên mặt, bạn khó cưỡng lại mong muốn được lập tức nặn nó đi. Nhưng điều thực sự quan trọng là hãy cố gắng không động tay vào mụn (thói quen nặn mụn) nếu bạn muốn bảo vệ chính mình khỏi những tác hại lâu dài lên da.
Chuyên gia Renee Rouleau mới đây đã chia sẻ một bức ảnh gây sốc về một trong những khách hàng của mình - cô gọi là Eve.
Một trong những khách hàng của chuyên gia Renee Rouleau.
Eve hay bị mụn trên mặt từ hồi còn thiếu nữ. Đó cũng là hậu quả của thói quen thường xuyên nặn mụn. Giờ đây, ở độ tuổi 40, gương mặt Eve đầy sẹo và làn da cũng trở nên xám xịt.
Renee cho biết: "Khi tôi gặp ai đó bị bệnh về da mãn tính do thói quen nặn mụn, tôi đều nhận ra ngay. Giống trường hợp người phụ nữ trong tấm ảnh này.
Cô ấy là Eve, khách hàng của tôi. Lần đầu tới gặp tôi, Eva có những vết đốm xấu xí trên trán, má và cằm. Bên cạnh đó là những mảng da sậm màu, lỗ chỗ, không đều nhau. Sự kết hợp các dấu hiệu ấy giúp tôi nhận ra rõ ràng chuyện gì đã xảy ra với Eva.
Và sau một buổi tư vấn kỹ lưỡng, mọi giả thuyết của tôi đều đã được xác nhận là đúng.
Eva bị mụn từ hồi trẻ. Nó khiến cô ấy luôn mong muốn và có nhu cầu phải nặn mụn. Bước vào độ tuổi 30, mụn không còn xuất hiện nhiều và thường xuyên như trước nữa. Tuy nhiên, thói quen nặn mụn của cô ấy vẫn không mất đi.
Sang tuổi 40, khi tế bào sắc tố được đẩy lên bề mặt da, thì hậu quả và những tổn thương do thói quen nặn mụn mới bắt đầu lộ rõ dưới dạng da đổi màu nham nhở".
Chuyên gia Renee, chuyên gia từng chăm sóc da cho nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có Demi Lovato, đã đưa ra một số lời khuyên dành cho những người thường nặn mụn.
Trước hết, cần cố gắng để hiểu động cơ của mình khi nặn mụn. Bởi nếu chỉ để loại bỏ mụn thật nhanh trên mặt thì thực sự, bạn đang những điều tồi tệ hơn cho bản thân.
"Thực tế là nặn mụn gây ra các vảy rỉ nước, chảy máu, từ đó, dẫn tới những vết sẹo sậm màu, ẩn mình trong nhiều tháng và cuối cùng bùng nổ", Renee giải thích.
Renee làm việc với nhiều khách hàng nổi tiếng, bao gồm Miranda Cosgrove và Demi Lovato.
Chuyên gia cũng gợi ý bạn có thể làm mọi thứ trong khả năng để từ bỏ thói quen nặn mụn, như giữ cho đôi tay bận rộn với một công việc hay trò chơi nào đó.
Với những người đã duy trì thói quen nặn mụn trong nhiều năm và làn da phải chịu đựng tổn thương, chuyên gia Renee cho biết thêm, mục tiêu giờ đây phải là giảm số lượng các sắc tố trên bề mặt da, có thể nhìn thấy rõ.
Để làm được điều này, Renee khuyến nghị sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần vitamin C, A, axit có tác dụng tẩy da chết như glycolic và salicylic cũng như kem chống nắng...
Tác hại của việc nặn mụn
Nặn mụn trên mặt hay cơ thể tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng…
Để phòng ngừa mụn, chúng ta nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Không nên tự ý mua thuốc trị mụn, nhất là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì không phải thuốc trị mụn nào cũng phù hợp với các loại da và trị được mụn.
Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.