Nhiều tiêu chuẩn mới trong tuyển sinh cử tuyển đối với HSSV dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021.

Cử tuyển góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các vùng DTTS, miền núi.
Cử tuyển góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các vùng DTTS, miền núi.

Các tiêu chuẩn cụ thể

Nghị định nêu rõ, người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Như vậy, theo quy định mới, đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển phải là người dân tộc thiểu số, phạm vi đối tượng áp dụng chính sách này đã bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Do đó, người dân tộc Kinh không còn là đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển.

Nghị định quy định rõ tiêu chuẩn chung của tuyển sinh. Theo đó, người học được cử tuyển phải thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

So sánh với tiêu chuẩn cũ tại Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, độ tuổi tiêu chuẩn để tuyển sinh giảm từ không quá 25 tuổi xuống không quá 22 tuổi, thu hẹp phạm vi đối tượng được xem xét hưởng chế độ cử tuyển.

Người học được cử tuyển vào ĐH-CĐ phải xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học THPT đạt loại tốt.

Người học được cử tuyển vào ĐH-CĐ phải xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học THPT đạt loại tốt.

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định ở trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Như vậy, về xếp loại hạnh kiểm của người học được cử tuyển vào đại học, cao đẳng theo tiêu chuẩn mới đã thay đổi từ "Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên" thành "Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt"...

Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 4 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Các trường hợp được ưu tiên trong cử tuyển

Nghị định nêu rõ người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển ở trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:

Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;

Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;

Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;

Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.

Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.

Thay đổi từ chế độ tiếp nhận sang xét tuyển đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, thay vì đương nhiên được tiếp nhận vào làm việc theo quy định trước đây, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được tổ chức xét tuyển vào các vị trí việc làm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.

Ông Lê Như Xuyên- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT cho biết: Chính sách cử tuyển là một trong nhiều giải pháp quan trọng có hiệu quả góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các tỉnh miền núi, vùng DTTS; là giải pháp mang tính phát triển bền vững nguồn nhân lực, cần thiết đối với các tỉnh có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Theo đó, từ năm 2006 đến nay, đã có hơn 20.000 HS, SV DTTS được cử tuyển vào học các trình độ ĐH, CĐ, TC; cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương vùng DTTS, miền núi.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.