Theo đó, về tàu thuyền, tính đến 06h ngày 26/10, đã kiểm đếm, hướng dẫn 49.192 tàu/261.359 người, trong đó đang hoạt động trong khu vực biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa-Vũng Tàu 2.792 tàu/12.121 người (192 tàu/3.095 người hoạt động khu vực giữa biển Đông và Bắc quần đảo Trường Sa theo báo cáo ngày 25/10 đã di chuyển, tránh trú an toàn).
Về nuôi trồng thủy sản, tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển 15.213ha (Bình Định 4.256ha; Phú Yên 2.628ha, Khánh Hòa 4.368ha; Ninh Thuận: 987ha; Bình Thuận 2.974ha); tổng số lồng, bè nuôi trồng thủy sản 84.741 ô lồng (Bình Định 1.550; Phú Yên 4.213; Khánh Hòa 74.553; Ninh Thuận 2.600; Bình Thuận 1.825).
Về tình hình đê điều, hệ thống đê biển, đê cửa sông từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận có tổng chiều dài 316km (63km đê biển, 253km đê cửa sông); có 19 trọng điểm và 12 công trình đang thi công;
Các trọng điểm cần quan tâm như: Phú Yên (kè cửa sông Đà Nông, kè biển Đà Diễn); Khánh Hòa (kè biển phía nam cầu Trần Hưng Đạo); Ninh Thuận (kè biển Cà Ná, Nhơn Hải).
Về hồ chứa, thủy điện, khu vực Nam Trung Bộ có 18 hồ và Tây Nguyên có 37 hồ điều tiết qua tràn;
Một số hồ xả lưu lượng lớn: Sông Ba Hạ 1.000 m3/s; Sông Tranh 2: 500 m3/s; Đăk srông 3A: 420 m3/s; Đrây HLinh 1: 464 m3/s.
Thủy lợi, khu vực Nam Trung Bộ: 166/476 hồ đầy nước (Quảng Ngãi 112/118; Quảng Nam 36/73, Đà Nẵng 14/19; T.T.Huế 4/56); 28 hồ đang thi công (Quảng Nam 14, Quảng Ngãi 4, Bình Định 2, Khánh Hòa 8, Bình Thuận 1).
Khu vực Tây Nguyên: 87/194 hồ đầy nước (Kon Tum 70/80; Gia Lai 17/114).
Về tình hình sạt lở, Thừa Thiên Huế gồm bờ biển thôn Thái Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, thành phố Huế với chiều dài khoảng 250m; bờ sông Bồ tại 7 vị trí với tổng chiều dài 2.720m (thuộc thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền); bờ sông Hương tại 3 vị trí với tổng chiều dài 1.200m (TP Huế, huyện Phú Vang).
Sạt lở mái taluy đường vườn Quốc gia Bạch Mã khoảng100m (huyện Phú Lộc).
Tại Quảng Nam, bị sạt lở, hư hỏng, ngập lụt cục bộ các tuyến đường QL 40b, QL 14H, ĐT606, ĐT 617, ĐT618, ĐT 611 (thuộc các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Núi Thành, Thăng Bình, Phú Ninh, Quế Sơn, Nông Sơn, Tây Giang).
Tại Quảng Ngãi, sạt lở các thôn Châu Thuận Biển, thôn Châu Thuận Tây, thôn Châu Me 2.500m bờ biển, ăn sâu vào đất liền khoảng 50m, nguy cơ ảnh hưởng đến 1.200 hộ/ 4.300 khẩu.
Sạt lở bờ sông Trà Bồng, Phước Giang, Trà Khúc dài 2.900m.
Về tình hình thiệt hại, theo báo cáo của các địa phương trong ngày 25/10 có thêm 03 người bị thương do sạt lở núi (tp Quy Nhơn, Bình Định).
Các thiệt hại khác, như báo cáo trước đó, theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến hết ngày 24/10, tại Quảng Ngãi, mưa lũ đã làm một người chết, ba người mất tích. Về nông nghiệp, tỉnh có 162,39 ha lúa, ngô; 152,5 ha thủy sản bị thiệt hại, 11 tấn lương thực bị ướt, 2.811 con gia súc, gia cầm bị chết.
Cùng với đó, tại huyện Bình Sơn, 11.038 nhà bị ngập có mức ngập từ 0,5-0,7m; 2.564 m kênh mương bị sạt lở; 3 công trình thủy lợi, 12 công trình nước sạch bị hư hỏng; 28 đập dâng bị bồi lấp; sạt lở 160m bờ sông; 34 vị trí bị sạt lở tại đường Quốc lộ với tổng khối lượng sạt lở 3.754m3; 95 vị trí bị sạt lở tại đường tỉnh, huyện, xã; 5.500m2 mặt đường bị hư hỏng.
Tỉnh Quảng Nam có 5.373 nhà bị ngập thuộc các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Phú Ninh; thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An (mức ngập từ 0,3-1,0m) và 442,85 ha rau màu bị thiệt hại.