Nhiều giải pháp hỗ trợ HSSV được triển khai

Nhiều giải pháp hỗ trợ HSSV được triển khai

(GD&TĐ)-Thời gian qua, hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên (HSSV) đã được triển khai nhằm giúp HSSV ổn định học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như tìm việc làm sau khi ra trường.

Hoạt động tư vấn tuyển sinh được nhiều trường tổ chức với các hình thức phong phú. Ảnh: gdtd.vn
Hoạt động tư vấn tuyển sinh được tổ chức với các hình thức phong phú. Ảnh: gdtd.vn

Trước biến động về giá cả sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của sinh viên, dẫn đến việc một số HSSV phải bỏ học do không có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt một số giải pháp giúp đỡ HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Như công khai mức học phí khi thông báo tuyển sinh và giữ ổn định mức học phí trong toàn khóa học, cho phép HSSV giãn nộp học phí hoặc nộp học phí lẻ theo từng tháng; Hỗ trợ HSSV chỗ ở nội trú và hỗ trợ hoạt động của các căng – tin, nhà ăn tập thể trong nhà trường để phục vụ HSSV với giá rẻ so với thị trường….Bộ đã có công văn số 2461/BGDĐT-CTHSSV ngày 29/04/2011 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo việc bình ổn giá, hỗ trợ HSSV ở ngoại trú.

Các nhà trường đã thực hiện việc ký giấy xác nhận và tạo điều kiện thuận lợi nhất để HSSV có thể hoàn thiện các thủ tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước (tính đến 31/3/2012, tổng dư nợ đạt 35.558 tỷ đồng, víi gÇn 2,379 triệu HSSV của gần 1,913 triệu hé gia ®×nh ®­îc vay vèn tÝn dông.. ). Đồng thời phối hợp với tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp hoặc cán bộ giảng viên, cựu sinh viên của nhà trường xây dựng các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ HSSV nghèo vượt khó.

Thực hiện Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục ĐH và TCCN, các nhà trường đã tiến hành thành lập, kiện toàn Trung tâm, bộ phận chuyên trách thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và quan hệ với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

Hiện có khoảng hơn 80 trường đã thành lập trung tâm độc lập và hơn 100 trường thành lập trung tâm, bộ phận thuộc Phòng Công tác học sinh, sinh viên. Một số nhà trường đã tiến hành thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng để tiện giao dịch, qua đó đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác này (Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Hàng hải,…).

Bằng các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, quan hệ với doanh nghiệp như tư vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm đang trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều trường. Thông qua trung tâm tư vấn, nhiều sinh viên đã tìm được việc làm thêm, tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, hiểu biết và rèn luyện được các kỹ năng “mềm”, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM đã phối hợp với 20 công ty, doanh nghiệp tổ chức giao lưu, tuyển dụng, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho hàng ngàn lượt sinh viên tham gia. Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội phối hợp với 32 doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho sinh viên... Nhiều trường đã phát huy hiệu quả vai trò của cựu sinh viên, làm cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc định hướng ngành nghề đào tạo, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học bổng cho sinh viên (ĐH Nông lâm TP. HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, …).

Nhằm tạo môi trường thuận lợi, giúp HSSV vận dụng được kiến thức đã học để tìm ra giải pháp sáng tạo cho việc giải quyết các tình huống nghề nghiệp trong thực tiễn, các nhà trường đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí tổ chức nhiều sân chơi phát huy tính sáng tạo cho sinh viên như: Cuộc thi Dynamic – sinh viên nhà doanh nghiệp trong tương lai (Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với nhiều trường đại học khối ngành kinh tế), Chương trình “Doanh nghiệp với sinh viên”, “5 phút đồng hành cùng thí sinh” (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh),… cùng hàng trăm hoạt động giao lưu sinh viên với các nhà tuyển dụng nằm trong chuỗi các hoạt động của “Ngày hội việc làm” được các nhà trường tổ chức hàng năm.

Ngoài hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, các nhà trường cũng chú trọng phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,…tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên mới nhập trường về phương pháp học đại học, tư vấn tìm nhà trọ phù hợp với giá cả và đảm bảo an ninh, trật tự. Nhiều trường dành 100% chỗ ở miễn phí tại ký túc xá của nhà trường cho học sinh ở tỉnh xa đến thi tuyển sinh.

Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho HSSV như: nhà ăn tập thể, trông giữ xe, internet, căng – tin, dịch vụ thể dục thể thao,…được các nhà trường quan tâm, tổ chức thuận tiện nhất để HSSV được cung cấp dịch vụ ngay trong nhà trường với giá cả hợp lý.

Tuy nhiên, theo phản ánh của HSSV, ở một số nhà trường do buông lỏng quản lý, không thường xuyên kiểm tra, giám sát, khoán trắng cho nhà thầu cung cấp dịch vụ nên còn tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá gửi xe, giá điện, nước trong ký túc xá,…gây bức xúc trong HSSV, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Hải Bình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ