Nhật Bản sẽ phải trả thêm tiền để quân đội Mỹ ở lại?

Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đang đứng trước thách thức lớn khi mà Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng các quốc gia như Nhật và Hàn không chi trả phù hợp khoản kinh phí duy trì an ninh mà đặt toàn bộ gánh nặng quốc phòng lên vai Mỹ.

Nhật Bản sẽ phải trả thêm tiền để quân đội Mỹ ở lại?

Việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống đắc cử đang đặt ra thách thức lớn cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản. Bởi ngay trong chiến dịch tranh cử, tỷ phú bất động sản Donald Trump từng nhấn mạnh: "Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út và nhiều quốc gia khác đã không chi trả cho chúng tôi khoản tiền đáng nhẽ họ nên chi mà đặt toàn bộ gánh nặng quốc phòng lên vai Mỹ".

Chi phí an ninh

Cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunsuke Kagawa, người đã qua đời hồi năm ngoái, từng xem xét khoản ngân sách quốc phòng mà Nhật Bản phải chi trả để quân đội Mỹ tới đóng quân tại nước này. Ông Shunsuke từng gọi đây là "ngân sách cảm thông", thuật ngữ được dùng để miêu tả các khoản tài chính mà chính phủ Nhật Bản cung cấp nhằm hỗ trợ các lực lượng Mỹ đóng quân trên đất Nhật bao gồm khoản tiền lương chi trả cho các công nhân Nhật Bản làm việc tại các căn cứ quân sự.

Nhat Ban se phai tra them tien de quan doi My o lai? - Anh 1

Căn cứ không quân của Mỹ tại Ginowan thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản.

Theo Nikkei Asian Review, Nhật Bản đã chi 6,2 tỷ yên (57,17 triệu USD) khi "ngân sách cảm thông" bắt đầu thi hành vào năm tài khóa 1978. Đặc biệt khi khoản chi này tăng lên mức kỷ lục 275,6 tỷ yên trong năm tài chính 1999, ông Kagawa gặp gỡ các chức quân sự của Mỹ để bàn thảo về việc cắt bớt khoản chi này.

Đây là lần đầu tiên chính phủ Nhật Bản đưa ra lời đề nghị như vậy. Động thái này cũng đã khiến Mỹ vô cùng ngạc nhiên nhưng vẫn chấp nhận để Tokyo cắt giảm khoản ngân sách chi cho quân đội Mỹ.

Ngay cả Cơ quan Quốc phòng (nay là Bộ Quốc phòng) và Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng hoàn toàn bất ngờ trước việc ông Kagawa trực tiếp tới đàm phán với phía Mỹ. Kết quả là "ngân sách thương cảm" trong năm tài khóa 2000 của Nhật Bản đã hạ thêm 100 triệu yên. Kể từ đó, khoản chi này tiếp tục được cắt giảm và tới năm tài khóa 2015, chỉ còn là 189,9 tỷ yên.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Yoshida, người từng ký hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, đã miêu tả việc quân đội Mỹ tới đóng quân ở Nhật Bản được xem như là "người cảnh giới cho nước Nhật".

Câu hỏi đặt ra là liệu rằng an ninh nước Nhật có thể được đảm bảo với một đồng minh mà nước này phải trả tiền? Còn theo tờ Nikkei, ông Trump cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và nhiều quốc gia khác chỉ là "đồng minh cùng chung mối quan tâm về giá trị của chủ nghĩa tự do và kinh tế thị trường". Tờ Le Monde của Pháp thì cho rằng ông Trump sẽ không hy sinh lợi ích của nước Mỹ vì mối quan hệ đồng minh với các quốc gia khác.

Trong hoàn cảnh này, Nhật Bản cần tính tới phương án tự lực quốc phòng. Đây cũng là lý do Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada đã đề xuất 2 bản nghiên cứu: một là khả năng Nhật Bản tự chủ trên mặt trận quốc phòng; hai là Nhật Bản sẽ tìm cách tăng cường quan hệ quốc đồng minh với Mỹ và hợp tác với các đồng minh khác.

Trong thời gian qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đưa ra nhiều phương án phòng vệ tự quản đồng thời tăng cường năng lực cho các lực lượng phòng vệ nước này thay vì tăng chi cho khoản "ngân sách cảm thông".

Nhật - Hàn phải tự phát triển vũ khí hạt nhân?

Theo Kyodo, mới đây, ông Trump đã phủ nhận thông tin chính ông là người cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên tự phát triển hạt nhân. Trước đó, hôm 13/11, tờ New York Times đưa tin chính ông Trump "tin rằng" cần có thêm các quốc gia tự trang bị vũ khí hạt nhân".

Nhat Ban se phai tra them tien de quan doi My o lai? - Anh 2

Quân đội Mỹ - Hàn cùng đi tuần tra biên giới.

Trước đó, hôm 13/11, tờ New York Times đưa tin chính ông Trump "tin rằng" cần có thêm các quốc gia tự trang bị vũ khí hạt nhân". "Điều này thật vô lý. Tôi chưa bao giờ nói như vậy", tờ Kyodo dẫn lời ông Trump chia sẻ.

Hồi tháng Ba, tờ New York Times cũng đưa tin trong một buổi phỏng vấn, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết ông sẽ cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển kho vũ khí hạt nhân. "Nếu nước Mỹ duy trì con đường hiện tại trong khi con đường này đang dần suy yếu, họ sẽ muốn cách khác, và họ có thể thảo luận với tôi hoặc không", tờ New York Times dẫn lời ông Trump.

Theo lời bình luận của ông Trump được tờ báo Mỹ đăng tải thì vị tỷ phú Mỹ có ý định để Tokyo và Seoul tự phát triển vũ khí hạt nhân thay vì chỉ phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Cũng trong tháng Ba, ông Trump đã khiến các chuyên gia chính sách hạt nhân được một phen sốc khi cho rằng nước Mỹ có thể giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng bằng cách khuyến khích các quốc gia đồng minh như là Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển vũ khí hạt nhân.

Hôm 14/11, cố vấn đặc biệt của ông Abe là ông Katsuyuki Kawai đã có cuộc gặp với cựu giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ William Studeman tại Washington. Ông Studeman được xem là người có quan hệ mật thiết với vị Tổng thống đắc cử Donald Trump. Cuộc gặp của ông Kawaid được xem là khâu chuẩn bị cho buổi thảo luận giữa Thủ tướng Shinzo Abe và ông Trump tại Washington vào ngày 17/11 tới.

Phát biểu trước giới báo chí sau cuộc thảo luận, ông Kawai cho hay ông đã truyền đạt chính sách của Thủ tướng Abe về việc sẵn sàng "nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tin tưởng cấp cao nhất với Tổng thống đắc cử Trump".

"Sẽ không có nhà lãnh đạo nào trên thế giới mà Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tin tưởng hơn là Thủ tướng Abe", ông Kawai nói.

Tuy nhiên, ông Kawai cho biết ông không thảo luận với ông Studeman về một số vấn đề như việc ông Trump sẽ yêu cầu Nhật Bản chi thêm tiền cho khoản phí quân đội Mỹ tới Nhật Bản đóng quân hay khả năng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận tự do thương mại với sự tham gia của 12 quốc gia vành đai Thái Bình Dương hay còn gọi là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cũng trong ngày 14/11, Thủ tướng Abe cho hay Nhật Bản và Mỹ sẽ chia sẻ khoản chi phí Mỹ tới đóng quân ở Nhật "một cách phù hợp". Phát biểu trước Thượng viện Nhật Bản, Thủ tướng Abe nhấn mạnh Mỹ cũng được hưởng lợi từ việc đưa quân tới Nhật Bản do đó, chi phí cần được san sẻ giữa hai nước.

Hồi tuần trước, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada, Tokyo đã chi trả đầy đủ khoản phí quân đội Mỹ tới Nhật đóng quân. Theo báo chí địa phương, Tokyo đã chi gần 200 tỷ yên (1,9 tỷ USD) tương đương 75% chi phí để 50.000 binh sĩ Mỹ tới nước này đóng quân.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.