Nhật Bản nhìn nhận lại vai trò môn Anh ngữ

Nhật Bản nhìn nhận lại vai trò môn Anh ngữ

(GD&TĐ) - Ủy ban cải cách giáo dục của chính phủ Nhật Bản sẽ đề xuất tăng cường giáo dục ngoại ngữ trong các trường tiểu học bằng việc đưa Anh ngữ thành môn học chính thức cho học sinh lớp 5 và lớp 6.

Nhằm nuôi dưỡng phát triển thế hệ trẻ có vai trò tích cực giữa cạnh tranh quốc tế gay gắt, Ủy ban do Hiệu trưởng Đại học Waseda, ông Kaoru Kamata, đứng đầu, lựa chọn khâu đột phá cho cải cách giáo dục là thúc đẩy học tiếng Anh ở tiểu học.

Dạy tiếng Anh ở trường tiểu học đã được qui định bắt buộc với học sinh lớp 5 và lớp 6 kể từ năm học 2011. Tuy nhiên Anh ngữ vẫn không được coi là môn học chính thức và chỉ được dạy một lần mỗi tuần, hầu hết sử dụng giáo viên Anh ngữ trong nước không được đào tạo thích hợp.

Để chuyển Anh ngữ thành môn học chính thức không đơn giản. Giáo viên trường tiểu học sẽ phải được đào tạo nâng cao hơn, thực hiện một hệ thống đánh giá kết quả học sinh cũng như chuẩn bị viết sách giáo khoa.

Nhật Bản nhìn nhận lại vai trò môn Anh ngữ ảnh 1
Tăng cường dạy Anh ngữ là bước đột phá cải cách GD Nhật Bản

Cơ quan chịu trách nhiệm cải cách giáo dục cũng đề xuất các tiết học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở sẽ hoàn toàn không nói tiếng Nhật và tăng cường trao đổi học sinh với người nước ngoài thông qua các hoạt động như cắm trại.

Cũng đã có đề xuất xây dựng "khu vực giáo dục quốc tế đặc biệt" - mà ở đó chính quyền địa phương sẽ mời gọi các trường đại học nước ngoài xây trường nhánh.

Để khuyến khích sinh viên du học đại học cao đẳng ở nước ngoài, các trường đại học được đề nghị chuyển đổi năm học bắt đầu từ mùa xuân sang mùa thu; việc du học nước ngoài cũng cần được coi là "điểm ưu tiên" trong các kì thi tuyển dụng công chức nhà nước.

Việc khôi phục tầm quan trọng của Anh ngữ chỉ được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm lại và mất đi tính cạnh tranh quốc tế. Hạn chế Anh ngữ là rào cản tới mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của các công ty Nhật ra thế giới. Cần biết rằng Nhật Bản đã là vương quốc "nghiện" Anh ngữ trong vài thập kỉ cuối thế kỉ 20. Vào thời điểm cực thịnh, ngành kinh doanh dạy Anh ngữ đạt doanh số gần 5 tỉ USD. Lúc đó, hầu hết mọi cửa hàng sách lớn tại Nhật có những khu trưng bày hoành tráng các loại sách học tiếng Anh. Các trường dạy Anh ngữ mọc lên tại tất cả các thành phố lớn như Tokyo.

Từ cuối những năm 90 thế kỉ trước, Anh ngữ được coi là môn quan trọng trong trường học. Anh ngữ là môn bắt buộc từ lớp 7 đến lớp 9 và hầu hết học sinh học tới lớp 12 khi thi đầu vào đại học. Kì thi tuyển sinh đại học thường có tỉ lệ tính điểm môn Anh ngữ cao hơn các môn khác. Nhật từng nằm trong nhóm những quốc gia có số người dự thi Toefl (kì thi chuẩn Anh ngữ quốc tế) lớn nhất. Năm 1995, số người dự thi Nhật là hơn 250.000, so với Hàn Quốc xếp thứ hai lúc đó chỉ khoảng 120.000 thí sinh.

Tuy nhiên "quả bong bóng" học Anh ngữ đã xì hơi rất nhanh chóng vì nhiều lí do: Giáo viên chỉ đủ khả năng dạy ngữ pháp là chính, tiếng Anh bị bỏ không và không được trọng dụng tại các công ty Nhật vốn nhiều thập kỉ phát triển hùng mạnh ngay tại thị trường Nhật, du học sinh tại các nước bản ngữ tiếng Anh lỡ làng thời điểm đăng kí xin việc làm so với hệ thống đại học và tuyển dụng nhân sự của các công ty Nhật Bản.

Bảo Chi (tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.