Nhận diện thông tin giả, xấu, độc, sai trái, thù địch trên internet

GD&TĐ - Nhận diện, xử lý thông tin giả, xấu, độc, sai trái, thù địch trên mạng xã hội là một trong những nội dung trọng tâm của buổi báo cáo chuyên đề do Cụm thi đua 5 Ban tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức.

Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm (Trường Đại học An ninh Nhân dân) trình bày báo cáo chuyên đề.
Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm (Trường Đại học An ninh Nhân dân) trình bày báo cáo chuyên đề.

Ngày 7/4, tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra báo cáo chuyên đề “Định hướng, các nguyên tắc và cách thức tổ chức thông tin trong việc lan tỏa thông tin tích cực - Nhận diện và xử lý thông tin giả, xấu, độc, sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội” do Cụm thi đua 5 Ban tuyên giáo Thành ủy tổ chức.

Báo cáo viên Trung tá, tiến sĩ, giảng viên chính Lê Hoàng Việt Lâm thuộc Khoa Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Trường Đại học An Ninh Nhân dân báo cáo trình bày.

Đến tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Minh Hải – Trưởng Phòng Báo chí Xuất bản Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; bà Nguyễn Thị Là – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo 35 của các đảng ủy khối cấp trên cơ sở thuộc Cụm thi đua 5 Ban tuyên giáo Đảng ủy Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban tổ chức tặng hoa cám ơn báo cáo viên.

Ban tổ chức tặng hoa cám ơn báo cáo viên.

Đồng thời,  Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối ĐH, CĐ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thảo luận về “Một số giải pháp góp phần tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; “Giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị Quyết 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.

Theo bà Đặng Thùy Khánh Vân, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh, sự kiện nhằm tiếp tục trang bị kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức cơ bản cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký và Nhóm Cộng tác viên  của Ban Chỉ đạo 35 các Đảng ủy Khối thuộc Cụm thi đua 5, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện tốt công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy KhốI ĐH, CĐ Thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Đặng Thùy Khánh Vân, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối ĐH, CĐ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị giao ban tổ cộng tác viên ban chỉ đạo 35 Đảng ủy khối.

Bà Đặng Thùy Khánh Vân, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối ĐH, CĐ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị giao ban tổ cộng tác viên ban chỉ đạo 35 Đảng ủy khối.

Đồng thời, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;

Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; bảo vệ cơ quan đơn vị, giữ vững an ninh chính trị tại đơn vị; nâng cao hiệu quả, phương thức, chất lượng công tác tuyên giáo; tăng cường sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tại cơ sở thời gian tới.

6 gợi ý trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Trình bày tại buổi báo cáo, TS  Lê Hoàng Việt Lâm (Khoa Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn Trường Đại học An ninh Nhân dân) lưu ý những vấn đề ứng xử thông tin trên internet, mạng xã hội. Đồng thời, TS Lâm đưa ra sáu gợi ý, khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Các thành viên tham gia tập huấn chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức và báo cáo viên.

Các thành viên tham gia tập huấn chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức và báo cáo viên.

Một là, mỗi một cán bộ đảng viên, công nhân viên chức, nhất là người đứng đầu cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Mỗi khi có nhận thức rõ, đúng thì người cán bộ, đảng viên mới có thể đề ra các kế hoạch, chương trình hành động để công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch mang lại hiệu quả thiết thực.

Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm (Trường Đại học An ninh Nhân dân) trình bày báo cáo chuyên đề.

Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm (Trường Đại học An ninh Nhân dân) trình bày báo cáo chuyên đề.

Hai là, đẩy mạnh các hoạt động báo cáo chuyên đề, tập huấn kỹ năng nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đoàn viên các cấp. Thực tiễn cho thấy, việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là điều không hề dễ dàng mà là rất khó, đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu, vì vậy chỉ thông qua các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn kỹ năng… mới là kênh giáo dục, cung cấp tri thức tốt nhất, phục vụ cho việc nhận diện, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch.

Ba là, trong quá trình đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần phải quán triệt quan điểm gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Hiện nay, các đối tượng chủ yếu tuyên truyền, phổ biến các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, trong khi mạng xã hội là một không gian ảo, hậu quả thường không xảy ra tức thì, nên nhiều cán bộ Đoàn tỏ ra thờ ơ, không thấy được tính chất nguy hiểm của nó.

Bốn là, mỗi cán bộ, đảng viên bên cạnh việc “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, thì cần phải “dám nói”. Bởi lẽ thực tế cho thấy, im lặng là thủ tiêu đấu tranh và là môi trường dung dưỡng cho cái xấu nảy sinh và phát triển - và đó chính là cơ hội, mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá.

Năm là, mỗi một cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cần phải nêu gương, bởi “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.263). Chức vụ càng cao, trách nhiệm nêu gương phải càng lớn. Nêu gương là trách nhiệm, bổn phận, đạo lý của bất cứ một người đảng viên nào.

Việc nêu gương tưởng như mơ hồ, trừu tượng, nhưng nó được soi chiếu rất cụ thể vào mỗi cán bộ đảng viên, trong mối quan hệ với người thân, gia đình; trong thực hành chức trách, nhiệm vụ được giao… Nó được “định hình” từ việc có hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình hay không? Lập trường tư tưởng chính trị có vững vàng, kiên định, có tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân hay không? Đạo đức, lối sống có công tâm, khách quan không?… Một khi cán bộ đảng viên nêu gương tốt, đó là cơ sở để không dính đến tiêu cực, tham ô, lãng phí, quan liêu, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với người cán bộ đứng đầu - nhân tố quan trọng để họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của của Đảng và cũng là yếu tố quan trọng để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch.

Sáu là, các cơ quan Đảng, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp liên quan đến công tác tuyên giáo, rèn luyện, giáo dục cần có sự quan tâm ĐÚNG và TRÚNG, bằng cả TÂM và TẦM của mình trong các mặt hoạt động của cán bộ, đảng viên, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, các dư luận viên, nhất là trong các mặt công tác liên quan đến giáo dục chính trị, tư tưởng.

Thực tiễn cho thấy, để cho bất cứ một tổ chức nào hoạt động hiệu quả, thì vai trò của người đứng đầu đóng vai trò quyết định. Một khi người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức chính trị sâu sắc, đặc biệt là có thái độ chính trị tốt thì chắc chắn họ sẽ luôn sát sao, chỉ đạo có hiệu quả việc phòng ngừa, đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.