Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 29/1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2024.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo, cán bộ, người lao động Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng các cơ quan, đơn vị đối tác.

Báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cho thấy: Năm 2023, đơn vị đã cung ứng đầy đủ SGK cho học sinh toàn quốc, tổ chức biên soạn, trình thẩm định sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 theo đúng kế hoạch.

Đơn vị đã hoàn thành công tác biên soạn, thực nghiệm, góp ý chuyên gia, trình thẩm định quốc gia bản mẫu lớp 5, 9, 12. Hoàn thiện bản thảo sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên các lớp 4, 8, 11 để in đại trà kịp thời phục vụ năm học 2023-2024.

Đã tổ chức biên soạn và nộp thẩm định các sách giáo khoa Ngoại ngữ 1 ngoài tiếng Anh. Hội đồng thành viên phê duyệt đề án tổ chức bản thảo sách giáo khoa ngoại ngữ 1 môn Tiếng Nga, Tiếng Pháp, tiếng Đức, Tiếng Trung Quốc.

Ông Hoàng Lê Bách - Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trình bày báo cáo tại hội nghị.

Ông Hoàng Lê Bách - Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trình bày báo cáo tại hội nghị.

Hoàn thành biên tập tái bản, rà soát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập các lớp phục vụ năm học 2024-2025. Hoàn thành bản thảo sách tham khảo, hoàn thành nội dung học liệu sách học sinh lớp 4, 8, 11.

Công tác xuất bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, quy trình của NXBGDVN. Đã thực hiện xin phép bản quyền các ngữ liệu trích dẫn với tổng số 1294 ngữ liệu và thực hiện chi trả bản quyền cho 1402 ngữ liệu.

Công tác giới thiệu, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được tổ chức nghiêm túc, chuyên nghiệp, tạo sự tin cậy và thiện cảm tốt từ các Sở GD&ĐT cùng như các giáo viên tham dự. Đã tổ chức giới thiệu sách giáo khoa tại 63/63 tỉnh thành với 235 chương trình, tổ chức 637 lớp bồi dưỡng giáo viên trực tuyến.

NXBGDVN đã hoàn thành nhiệm vụ cung ứng đủ sách giáo khoa với tổng số lượng phát hành 305,43 triệu bản, trong đó có 163,2 triệu bản sách giáo khoa. Công tác phối hợp giữa NXBGDVN với các đơn vị thành viên ngày càng chặt chẽ, chủ động.

Công tác truyền thông có nhiều chuyển biến tích cực, đã dần thích nghi với nhu cầu xã hội. NXBGDVN đã triển khai nhiều hình thức hoạt động truyền thông, bám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xã hội. Phối hợp cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề báo chí quan tâm. Truyền thông về cung ứng sách giáo khoa phục vụ năm học đã đạt hiệu quả tốt.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

NXBGDVN đã duy trì quan hệ hợp tác với các NXB nước ngoài theo hướng thiết thực, hiệu quả như: Triển khai chương trình hỗ trợ SGK, đồ dùng học tập cho con em cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia; làm việc với lãnh đạo Công ty quốc doanh in giáo dục Lào, tổ chức khóa đào tạo cho công nhân in Lào; triển khai các hoạt động liên quan đến chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài...

Về kế hoạch nhiệm vụ năm 2024, NXBGDVN đặt ra mục tiêu: Bám sát tiến độ để thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa lớp 12. Hoàn thiện bản thảo đã được phê duyệt để tổ chức in phát hành. Xây dựng học liệu điện tử cho sách giáo khoa lớp 5, 9, 12.

Tiếp tục biên soạn các môn Ngoại ngữ 1 ngoài tiếng Anh. Xây dựng kế hoạch biên soạn bộ sách chữ nổi Braille, sách tham khảo chất lượng cao. Triển khai giới thiệu và tập huấn sách giáo khoa lớp 5, 9, 12.

Thực hiện kê khai giá bán sách giáo khoa lớp 5, 9, 12. Có giải pháp nâng tầm công tác thiết bị giáo dục, đẩy mạnh và phát triển trong toàn hệ thống. Tổ chức tập huấn, tăng cường hướng dẫn đơn vị triển khai, đưa các quy chế vào thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.