Giới thiệu tài chiến lược trên hôm 12/10, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan mô tả “thập kỷ quyết định” bao gồm hai thách thức “cơ bản”: cạnh tranh để “định hình tương lai của trật tự quốc tế” và giải quyết “những thách thức xuyên quốc gia” như khủng bố, biến đổi khí hậu và đại dịch.
Chính sách này đã hệ thống hóa mối quan hệ căng thẳng hiện tại giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc theo cách mà các nhà phê bình cho rằng tạo tiền đề cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Mỹ sẽ “cạnh tranh hiệu quả” với Trung Quốc, nước được mô tả là “đối thủ cạnh tranh duy nhất có ý định và có khả năng ngày càng tăng trong việc định hình lại trật tự quốc tế”. Tuy nhiên Mỹ sẽ giới hạn sự tương tác với Nga để “kiềm chế” quốc gia “nguy hiểm” này.
Trong phát biểu của mình với phóng viên, ông Sullivan cố gắng điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các cường quốc vốn ngày càng căng thẳng thành thân thiện. Ông khẳng định “chúng tôi không tìm kiếm sự cạnh tranh để tiến tới đối đầu hoặc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.”
Chính quyền Mỹ thừa nhận đã “phá bỏ ranh giới phân chia giữa chính sách đối nội và đối ngoại”. Họ đề xuất thẩm quyền của chính mình trong việc “bảo vệ đất nước của đồng minh, đối tác và lợi ích của chúng ta ở nước ngoài, cũng như các giá trị của chúng ta trên toàn cầu” thay thế cho chính quyền địa phương.
Chính sách trên nhấn mạnh rằng “các liên minh và quan hệ đối tác trên toàn thế giới là tài sản chiến lược quan trọng nhất của chúng tôi”, đồng thời cam kết làm sâu sắc hơn điều đó bằng cách đưa “nhiều dân chủ hơn” vào quan hệ đối ngoại của mình.
Trong khi tài liệu đề cập nhiều lần đến việc tăng cường, hiện đại hóa và mở rộng quân đội Mỹ, chính quyền Washington gợi ý về sự mệt mỏi khi chiến đấu ở Trung Đông, cam kết “trao quyền cho các đồng minh và đối tác để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”.