Nhà máy - trường học trong thời 4.0

GD&TĐ - Mô hình nhà máy - trường học này nằm ở tỉnh Essonne (Pháp), được thành lập bởi một công ty tư vấn quốc tế hợp tác với CentraleSupélec. Tại đây, những kỹ sư đầy khát vọng có thể đắm mình trong thế giới của ngành công nghiệp tương lai.  

Nhà máy - trường học trong thời 4.0

Trung tâm Cải tiến chức năng (ICO) ở Saclay, tỉnh Essonne, đã xóa bỏ “bức tường” ngăn cách giữa nhà máy và trường học. Trung tâm này được công ty tư vấn quốc tế Boston Consulting Group (BCG) thành lập vào tháng 9/2016.

Trung tâm đón tiếp mỗi năm gần 120 sinh viên các trường kỹ thuật để họ có thể cọ xát với những công nghệ của các ngành công nghiệp trong tương lai. Trung tâm rộng 1.200 m2. Những thiết bị, máy móc ở trung tâm này vẫn không ngừng hoạt động khi các sinh viên rời khỏi trung tâm.

Khoảng hai mươi nhân viên hàng ngày vẫn vận hành hai dây chuyền sản xuất được tối ưu hóa với các công nghệ tiên tiến.

Các kỹ sư trẻ tha hồ thử sức

Mỗi sinh viên được tự chọn lĩnh vực theo nhu cầu của mình trong một nhà máy thực sự, gồm có robot tự động, in 3D, thực tế tăng cường, an ninh mạng hay dữ liệu lớn (big data). Vì thế, chắc chắn ICO là một sân chơi tuyệt vời cho những kỹ sư trẻ.

“Nhà máy 4.0 tích hợp rất nhiều phương diện kỹ thuật. Việc cọ xát với thực tế là điều không thể thiếu để sinh viên có thể nắm bắt được sự phức tạp của một nhà máy tương lai” - Renaud Monnet, Giám đốc Viện Kỹ thuật số ở CentraleSupélec, Trường đào tạo kỹ sư, đối tác của ICO, cho biết.

Trong khuôn khổ chương trình “Năm của Công nghệ kỹ thuật số”, sinh viên sẽ phải thực hiện 3 dự án tại doanh nghiệp. Mỗi năm Renaud Monnet luôn khuyến khích 4 - 10 sinh viên đi thực tế vài tháng tại ICO.

Tiếp cận thực tế thông minh hơn

Đến với nhà máy, hiểu được những mong đợi của các công nhân để từ đó cải thiện cách thức vận hành cho phù hợp, đây thực sự là một cọ xát với thực tế còn rất thiếu trong việc đào tạo các kỹ sư trẻ - ông Moundir Rachidi, người sáng lập đồng thời là Giám đốc của ICO nhận định. “Với nền giáo dục còn mang tính lý thuyết như ở Pháp, sinh viên thường không có cái nhìn về thực tế. Chỉ khi đến nhà máy, họ mới hoàn toàn khám phá mọi việc” - ông nhấn mạnh.

Trong khi ở ICO, tình hình khác hẳn. Renaud Monnet khẳng định: “Ở ICO, sinh viên có mối liên hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng thực tế. Họ được khuyến khích lặn ngụp trong thế giới thực trong suốt khóa học ở CentraleSupélec”. Bằng chứng là từ năm 2018, trong chương trình đào tạo tại ICO, ngay từ năm thứ nhất, một nửa số thời gian đào tạo là để cho sinh viên giải quyết các trường hợp cụ thể trong doanh nghiệp.

BCG tiếp tục áp dụng mô hình đào tạo này với 10 nhà máy - trường học trên thế giới (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức…), trong đó có nhà máy thứ hai tại Strasbourg, Pháp. Vào tháng 5 vừa qua, công ty đã hợp tác với Đại học Unistra Alsace để cung cấp kiến thức chuyên môn cho Trung tâm Vô trùng châu Âu và Vô trùng Môi trường (EASE), được thiết kế như một trung tâm công nghiệp dược phẩm rộng 4.300 m2.

Và tham vọng của Tập đoàn Boston không dừng lại ở phương diện đào tạo. Bước tiếp theo chính là biến các nhà máy - trường học thành các trung tâm ươm mầm khởi nghiệp, được thực hiện bởi chính các sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.