Nhà khoa học Nga tự tiêm vi khuẩn cổ đại tăng tuổi thọ

Một nhà khoa học Nga tin rằng vi khuẩn Bacillus F 3,5 triệu năm tuổi có thể kéo dài tuổi thọ con người sau khi tự tiêm nó cho bản thân.

Nhà khoa học Nga tự tiêm vi khuẩn cổ đại tăng tuổi thọ

Anatoli Brouchkov, nhà khoa học làm việc tại Đại học Quốc gia Moscow, Nga, tuyên bố vi khuẩn Bacillus F 3,5 triệu năm tuổi giúp ông khỏe mạnh, sung sức và làm việc hiệu quả hơn sau khi tự tiêm nó cho mình, Sun hôm 29/12 đưa tin.

Nha khoa hoc Nga tu tiem vi khuan co dai tang tuoi tho - Anh 1

Nhà khoa học Anatoli Brouchkov tự tiêm vi khuẩn 3,5 triệu năm tuổi cho mình. Ảnh:Motherboard.

Các nhà khoa học trước đó thử nghiệm vi khuẩn cổ đại trên chuột và phát hiện nó giúp khôi phục khả năng sinh sản của chuột cái già. Tuy nhiên, họ chưa thể giải thích cơ chế hoạt động của nó. Vì thế, Brouchkov quyết định tiêm trực tiếp vi khuẩn vào cơ thể mình. Kết quả thí nghiệm khiến ông rất ngạc nhiên.

"Tôi bắt đầu làm việc lâu hơn và không bị cảm trong hai năm qua", Brouchkov trả lời Siberian Times.

Vi khuẩn Bacillus F được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu nhưng nay có thể đã thoát ra môi trường ở Siberia. "Lớp băng vĩnh cửu đang tan ra. Tôi cho rằng vi khuẩn đã xâm nhập vào môi trường, nguồn nước và người dân địa phương", Brouchkov nhận xét.

Ông cho rằng loại vi khuẩn này có thể giúp con người sống lâu hơn. "Người Yakut đã tiếp nhận vi khuẩn Bacillus F từ nguồn nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, tuổi thọ của họ cao hơn người dân ở quốc gia khác. Vì thế, tôi cho rằng sẽ không có nguy hiểm nào xảy ra với tôi", Brouchkov chia sẻ.

Tuy nhiên, Brouchkov thừa nhận việc ông không mắc bệnh không hoàn toàn do tiêm vi khuẩn. Nhà khoa học hy vọng vi khuẩn Bacillus F sẽ được nghiên cứu lâm sàng trong tương lai để kiểm tra hiệu quả của nó.

"Chúng ta phải tìm ra lý do giúp ngăn ngừa lão hóa của vi khuẩn này, cũng như cơ chế hoạt động của nó, từ đó tìm cách sử dụng vi khuẩn để phục vụ lợi ích con người", Brouchkov nói.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ