Nhà khoa học Mỹ nói sự thật về hiệu quả các biện pháp trừng phạt

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang thất bại. Kết luận trên được trình bày bởi nhà khoa học chính trị người Mỹ Anders Korr.

Nhà khoa học Mỹ nói sự thật về hiệu quả các biện pháp trừng phạt

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng công nghệ cao do phương Tây sản xuất vào nước này.

Theo chuyên gia Anders Korr, ngày nay rõ ràng những hạn chế của phương Tây đã không hiệu quả như suy nghĩ ban đầu, ngoài ra còn xuất hiện một "người thụ hưởng" khá bất ngờ. Ý kiến trên được đưa ra trên tờ The Epoch Times.

"Hàng hóa đã đăng ký thuộc đủ chủng loại tiếp tục đi qua biên giới đất liền với Nga một cách hợp pháp", chuyên gia của ấn phẩm Mỹ lưu ý.

Điều tương tự cũng áp dụng cho hàng xuất khẩu của Nga. Nước này tiếp tục cung cấp hàng hóa và nguyên liệu thô cho thị trường nước ngoài. Kinh doanh dầu vẫn là ngành có lợi nhuận cao nhất đối với Nga.

Sự suy giảm nguồn cung cấp năng lượng cho phương Tây được bù đắp bằng việc đảo ngược dòng chảy sang châu Á, đặc biệt là sang Trung Quốc - đất nước cũng đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, và thực tế này khiến Moskva và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn.

“Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và Trung Quốc đã đẩy thương mại của họ về phía nhau,” chuyên gia Anders Korr nhận định.

Những lệnh trừng phạt chống Nga đang mang tới lợi ích cho một số bên nhất định.

Những lệnh trừng phạt chống Nga đang mang tới lợi ích cho một số bên nhất định.

Hơn nữa, trong bối cảnh bị trừng phạt, Nga đã cố gắng tăng thị phần của mình trên thị trường năng lượng toàn cầu. Xuất khẩu dầu của Nga tăng từ khoảng 140 tỷ thùng trong tháng 12/2022, lên gần 160 tỷ thùng trong tháng 1/2023.

Do đó, Liên bang Nga hoàn toàn bất ngờ khi trở thành người hưởng lợi chính từ các lệnh trừng phạt: nước này không chỉ kiếm được hàng chục tỷ đô la từ nguồn cung cấp năng lượng mà còn mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường.

Một bên khác được hưởng lợi từ lệnh trừng phạt là Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo nhà khoa học chính trị, lợi ích của họ có triển vọng ngắn hạn.

Trong tương lai, các công ty năng lượng Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp nhiên liệu Ấn Độ và Trung Quốc - những nước mua một lượng lớn dầu của Nga và bán lại cho các quốc gia khác, bao gồm cả Washington.

Theo Epoch Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ