Nguyên nhân bất ngờ khiến Mỹ loại biên sớm hàng chục F-22 Raptor

GD&TĐ -  Lầu Năm Góc đang tìm cách rút một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor khỏi biên chế Không quân Mỹ và đã đệ trình kế hoạch trước Quốc hội.

Nguyên nhân bất ngờ khiến Mỹ loại biên sớm hàng chục F-22 Raptor

Lầu Năm Góc đang cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ rằng việc ngừng hoạt động của một số tiêm kích F-22 Raptor là cần thiết. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2024 đã nói đến việc phân bổ kinh phí cho việc loại biên hơn 30 máy bay chiến đấu như vậy.

Theo một tài liệu được công bố liên quan đến kế hoạch trên, 32 chiếc F-22 Raptor sẽ được đưa đến bãi đậu dành cho máy bay ngừng hoạt động tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan ở Arizona.

Cơ sở này nằm trong sa mạc và là kho chứa máy bay quân sự đã ngừng hoạt động lớn nhất thế giới. Hơn 4.000 phi cơ và 40 tàu vũ trụ được cất giữ tại đây. Trong tương lai gần, toàn bộ 195 chiếc F-22 Raptor sẽ được đặt tại bãi đậu này, tuy nhiên viễn cảnh trên được dự đoán là sẽ chỉ thành thực hiện trong 10 - 15 năm nữa.

Trong quá khứ, Quốc hội Mỹ đã cố gắng trì hoãn việc cho tiêm kích tàng hình F-22 Raptor nghỉ hưu cho đến năm 2030. Tuy nhiên phe ủng hộ đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục.

Lầu Năm Góc cho biết các hệ thống thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và điều khiển vũ khí không được cập nhật và việc nâng cấp những chiếc máy bay vốn đã tốn kém này là không khả thi về mặt kinh tế.

Chi phí bảo trì và hiện đại hóa F-22 quá cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và sử dụng những chiếc F-35 hiện đại hơn. Việc loại biên F-22 Raptor sẽ tiết kiệm khoảng 485 triệu USD mỗi năm.

Về lâu dài, Lầu Năm Góc dự định sử dụng số tiền này để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu NGAD (Next Generation Air Dominance).

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor bị cho là có nhiều nhược điểm khi đặt cạnh F-35 Lightning II.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor bị cho là có nhiều nhược điểm khi đặt cạnh F-35 Lightning II.

Tuy nhiên việc loại bỏ tới 32 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cùng một lúc rõ ràng nhấn mạnh sự thiếu cần thiết của F-22 Raptor trong thành phần tác chiến của Không quân Mỹ.

Đồng thời do sự chậm trễ trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, Washington đối diện nguy cơ suy giảm sức mạnh tác chiến trên không trong tương lai gần.

Cần nhắc lại, F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ do Lockheed Martin và Boeing phát triển, nó được ứng dụng công nghệ tàng hình, khả năng cơ động cao và tốc độ đáng kinh ngạc.

F-22 được thiết kế để chiếm ưu thế trên không và là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới. Được đưa vào vận hành năm 2005, tổng cộng 195 chiếc đã ra khỏi dây chuyền sản xuất.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.