Đến tham gia tọa đàm có GS. TS Kiều Thu Hoạch, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Dân gian,TS Trần Đoàn Lâm, Giám đốc NXB Thế giới, nhà nghiên cứu,TS Tạ Đức – Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, PGS. TS Đinh Hồng Hải- Đại học Quốc gia Hà Nội và những độc giả quan tâm.
Cuốn sách “Lịch sử văn hóa Việt Nam trong thiên niên kỷ đầu tiên” góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam thời kì thiên niên kỉ đầu công nguyên. Đây là một công trình phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành với nhiều tư liệu, cứ liệu quí hiếm, đáng tin cậy về mặt sử liệu, góp phần khám phá tìm hiểu nhiều mặt.
Tranh luận học thuật đưa chúng ta đến với chân lí khoa học
PGS. TS Đinh Hồng Hải chia sẻ: “ Những thông tin về Việt Nam trong thiên niên kỉ đầu tiên rất ít và có rất nhiều tranh cãi. Những thứ chúng ta biết chỉ là một phần nhỏ, chủ yếu lấy từ nguồn tư liệu trong Hán sử- với cái nhìn phiến diện. Vì thế ở thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, giới học thuật luôn tranh cãi người Lạc Việt là ai, nguồn gốc tổ tiên của người Việt là ai?
Các diễn giả tại buổi tọa đàm |
Cuốn sách “Lịch sử văn hóa Việt Nam trong thiên niên kỷ đầu tiên” ra đời giúp chúng ta có nhiều thông tin, khai thác những vấn đề khác nhau về văn hóa, giúp chúng ta tìm về cội nguồn. Cá nhân tôi khi đọc cuốn sách này thì thấy nhiều điều thú vị, đọc được những nguồn tư liệu quí giá, tìm hiểu con người, cội nguồn.
Theo anh Đinh Hồng Hải: “Cuốn sách lí giải những tranh cãi, gợi mở vấn đề mới để tranh luận, và chỉ có tranh luận học thuật mới đưa chúng ta đến với chân lí khoa học. Cuốn sách chứa đựng thông tin mới, chứa đựng nguồn tư liệu Hán Nôm và cả tư liệu nước ngoài.
Bên cạnh đó còn là cách nhìn mới, nhìn dưới góc độ lịch sử, phương pháp tiếp cận mới mang tính liên ngành. Cách làm mới đó là phân chia chương với một vấn đề khó, có góc nhìn mới và GS đánh giá cao hai nền văn hóa Champa và văn hóa Phù Nam mặc dù đã đi vào dĩ vãng”.
Khi được hỏi diều tâm đắc nhất của GS với cuốn sách này và có điểm gì khác với những công trình khác”? GS. TS Kiều Thu Hoạch chia sẻ: “Đây là cuốn sách lần đầu tiên viết về lịch sử văn hóa của Việt Nam. Cuốn sách này mới về quan điểm, mới về tư liệu, tư liệu có xuất xứ rõ ràng”.
Người Việt là ai? Nguồn gốc của chúng ta là ai?
Nhà nghiên cứu, TS Tạ Đức, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á chia sẻ: “Đây là vấn đề lớn, sẽ còn có nhiều cuốn sách gây tranh cãi. Những điểm mới trong cuốn sách của GS.TS Kiều Thu Hoạch là: xác định thời kì Bắc thuộc; xác định tượng quận- đây là vấn đề mới đối với học giả Việt Nam”
Phần thành công của cuốn sách này là phương pháp tiếp cận dưới góc nhìn quốc tế. TS Trần Đoàn Lâm, Giám đốc NXB Thế giới chia sẻ: “Có rất nhiều cách tiếp cận, có thể tiếp cận từ phương pháp này, từ quan điểm nọ và bây giờ sử dụng nhiều hơn đó là cách tiếp cận liên ngành.
Đối với GS.TS Kiều Thu Hoạch, ông rất chú trọng so sánh tư liệu thành văn. Đối với tôi khi đọc cuốn sách này nếu không vững, tìm ra mối liên kết giữa các tư liệu thì sẽ không giải quyết được vấn đề.