Người trở về Hà Nội sau dịp nghỉ lễ 30/4 phải khai báo y tế

Phó Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương phải rà soát, nắm số lượng các trường hợp tạm trú, tạm vắng, trở về TP sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo y tế.

Chiều nay (26/4), tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho hay, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến rất phức tạp.

Tại Hà Nội, 70 ngày không ghi nhận ca mắc mới ở cộng đồng. Trong tuần, có 3 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia về qua sân bay Nội Bài. Hiện, cả 3 trường hợp đã được cách ly y tế, xét nghiệm cho kết quả âm tính lần 1.

Nhiều người dân ở Hà Nội còn lơ là việc phòng chống dịch Covid-19.
Nhiều người dân ở Hà Nội còn lơ là việc phòng chống dịch Covid-19.

Cả 30 quận, huyện của Hà Nội đã triển khai tiêm vắc xin đợt 2 cho hơn 34.000 người.

Ông Hạnh nhận định, nguy cơ có bệnh nhân trong cộng đồng ở Hà Nội rất lớn, bởi một số nơi có biểu hiện chủ quan lơ là, đặc biệt dịp nghỉ lễ sẽ đi lại, du lịch nhiều hơn, tập trung đông người.

"Nguy cơ với cả nước và Hà Nội là rất lớn. Giải trình mã gen virus ở Lào, Campuchia, Thái Lan đều cho thấy chủ yếu là biến thể virus ở Anh, ở Nam Phi, có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu lây trong cộng đồng thì tốc độ rất nhanh khi tập trung đông người", ông Hạnh nói.

Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị TP cần siết chặt các biện pháp và phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Theo ông Hạnh, Sở Y tế sẽ thường xuyên rà soát các điều kiện để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét đề xuất mở rộng các khu cách ly tập trung F1.

Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ giường bệnh, cơ số thuốc, ô xy, trang thiết bị cần thiết để tiếp nhận điều trị bệnh nhân trong trường hợp số ca mắc tăng lên ngoài khả năng tiếp nhận của bệnh viện tuyến T.Ư.

Không được lơ là

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng lưu ý, tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ hiện nay là "kinh hoàng", công tác điều trị cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở các nước Đông Nam Á cũng rất phức tạp.

Ông Dũng nhắc lại thông tin Hà Nội đã trải qua 70 ngày không phát sinh ca mới ngoài cộng đồng, gây tâm lý chủ quan, lơ là của người dân. Đặc biệt, thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, dự tính, lưu lượng người Hà Nội đi du lịch các địa phương, về thăm quê rất đông, nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng.

“Các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các quy định, biện pháp phòng chống dịch. TP thống nhất nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch của TP lên mức độ cao.

Các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi có ca dương tính, rà soát các điều kiện cần thiết để chuẩn bị. Thông tin cần thông suốt kịp thời, các ban chỉ đạo sẵn sàng ở mức cao nhất", ông Dũng đề nghị.

Phó Chủ tịch TP yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.

Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện việc kiểm tra các biện pháp khai báo y tế, nguyên tắc 5K, yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người, các phương tiện giao thông công cộng.

"Một số địa điểm, các cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm, vào cuộc không thường xuyên, không nhắc nhở, không xử phạt người không đeo khẩu trang...", ông Dũng lưu ý.

Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu không được lơ là, bởi khi xảy ra thì hậu quả rất lớn. Vì vậy, cần sẵn sàng mọi phương án, khi có ca bệnh phải kiên quyết không để lây lan rộng, đảm bảo tập trung, tránh khoanh vùng quá rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Ông Dũng quán triệt, không phải ngày nghỉ mà không nghe điện thoại hay lơ là việc phòng chống dịch.

"Nếu có bất kỳ tình huống gì cần báo cáo Ban Chỉ đạo TP thì bằng mọi cách phải báo cáo, trong mọi thời gian, thời điểm. Nếu không báo cáo, không thông tin thì phải chịu trách nhiệm trước TP”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông cũng yêu cầu hạn chế tổ chức các sự kiện nếu không cần thiết trong dịp này, đặc biệt là các sự kiện tập trung đông người. Nếu tổ chức phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Công an TP chỉ đạo toàn ngành phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép, điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp đưa người nhập cảnh trái phép, người nhập cảnh trái phép, đảm bảo an ninh cho các cơ sở cách ly.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch TP yêu cầu các đơn vị, địa phương phải rà soát, nắm số lượng các trường hợp tạm trú, tạm vắng, trở về TP sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo y tế.

"Chúng ta có hồ sơ để xử lý các nội dung liên quan khi cần thiết", ông Dũng nói.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.