Thận đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người. Ngoài những nhiệm vụ cơ bản như lọc máu, sản xuất kích thích tố, hấp thụ khoáng chất… thận còn sản xuất nước tiểu, loại bỏ độc tố và trung hòa axit trong cơ thể. Do vậy, thận có liên quan trực tiếp đến những hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Tuy là một bộ phận đặc biệt, thận cũng không thể tránh khỏi những lúc suy yếu. Tổn thương thận thường sẽ không có nhiều biểu hiện cụ thể nên nhiều người thường bỏ qua, tới lúc phát hiện thì đã quá muộn.
Theo y học Trung Quốc, mọi người cần phải chú ý đến sức khỏe thận càng sớm càng tốt, nhất là khi thấy 4 dấu hiệu bất thường này trên bàn chân:
1. Chân bị phù nề
Ai cũng đều biết thận là cơ quan chuyển hóa nước trong cơ thể. Một khi thận suy yếu, nước trong cơ thể sẽ bị tích tụ lại và không thể đào thải. Lượng nước này sẽ theo máu di chuyển khắp toàn thân.
Thế nên khi chúng ta đứng hoặc đi lại, tác động của trọng lực sẽ làm nước sẽ tích tụ trên bàn chân, từ đó xuất hiện tình trạng sưng phù ở chân.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị sưng hay phù nề chân lúc sáng sớm thì phải cẩn thận. Bên cạnh đó, nó còn khiến da chân ngày càng trong suốt, các cơ bị mất đi tính đàn hồi ban đầu. Nếu bệnh trở nặng sẽ kéo theo bệnh phát triển thành phù nề toàn thân.
2. Gót chân bị sưng đau
Tuy đau gót chân cũng thường xảy ra ở những người làm công việc phải đứng nhiều, hay chơi thể thao bị chấn thương, hoạt động quá sức... Nhưng nó cũng là dấu hiệu rõ nét nhất của các vấn đề về thận.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, khu vực phản xạ của thận nằm ở bàn chân. Vậy nên nếu hôm trước bạn không hoạt động mạnh hay đứng lâu mà vẫn bị đau gót chân, hãy cẩn thận bởi nó phản ánh rất rõ việc thận đang dần suy yếu.
Ngoài ra, loại đau này sẽ không gây đỏ và sưng gót chân giống như các loại chấn thương khác.
3. Ngón chân trở nên mỏng và yếu hơn
Ngón chân của một người khỏe mạnh thường dày, tròn và cứng chắc để nâng đỡ cơ thể. Nên nếu nó trở nên nhợt nhạt, mềm yếu thì đó ắt hẳn là một dấu hiệu của suy yếu thận. Bởi khi mắc bệnh thì thận không thể loại bỏ độc tố trong máu, từ đó làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể.
Ngoài ra nhiều nhà khoa học còn cho biết, những dây thần kinh ở thận đều có liên kết với các dây thần kinh ở ngón chân. Vậy nên nếu thận không tốt, các ngón chân sẽ dần trở nên mỏng và yếu hơn do bị thiếu hụt dinh dưỡng.
4. Bàn chân lạnh bất thường
Khoa học tin rằng, bàn chân ấm áp hay lạnh lẽo chủ yếu phụ thuộc vào mức độ lưu thông máu trong cơ thể. Nếu bàn chân của bạn ấm áp, chứng tỏ thận khí sung túc đầy đủ và tuần hoàn máu tốt.
Ngược lại khi chức năng thận bất thường, lượng máu cung cấp cho bàn chân sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chân bị lạnh. Vậy nên cần phải đi khám sớm nếu chân luôn lạnh, bất kể không khí xung quanh vẫn đang nắng ấm.
Tóm lại ngoài việc phát hiện sớm những dấu hiệu của việc suy yếu thận, chúng ta cũng cần phải phòng ngừa và nâng cao thể trạng để chống lại bệnh tật. Qua đó, để bảo vệ thận khỏi những nguy hại, mọi người nên thực hiện theo những hành động sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, ăn đủ lượng protein và giảm lượng chất béo, ăn ít muối.
- Thường xuyên tập thể dục và duy trì cân nặng ổn định.
- Không được lạm dụng thuốc, nếu muốn uống thì phải theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống đủ nước hàng ngày, khoảng 2 lít mỗi ngày là tốt nhất.