Người nhà trắng tay sau vụ cháy ở xóm trọ gần Viện Nhi

GD&TĐ - Sau vụ hỏa hoạn tối 18/6, một số gia đình bệnh nhi sống tại khu trọ ở gần Bệnh viện Nhi Trung ương rơi vào tình cảnh khốn khó khi toàn bộ giấy tờ, tiền bạc, máy móc hỗ trợ điều trị cho con cùng tư trang bị lửa thiêu trụi.

Cô Nguyễn Thị Chính vừa khóc vừa kể về vụ cháy
Cô Nguyễn Thị Chính vừa khóc vừa kể về vụ cháy

Sau hơn 10 giờ xảy ra vụ hỏa hoạn tại cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, người dân sống tại khu vực này vẫn chưa hết bàng hoàng.

Đặc biệt, một số gia đình bệnh nhi, ở trọ chữa bệnh hiểm nghèo cho con rơi vào tình cảnh khốn khó khi toàn bộ giấy tờ, tiền bạc, máy móc, tư trang mang theo đã bị bà hỏa thiêu trụi.

Lang thang, không có chỗ ăn, chỗ ở, chỉ có độc bộ quần áo trên người, chân đất, trong khi tiền, hồ sơ bệnh án đều bị cháy thành tro, người nhà bệnh nhân vẫn bám trụ ở hiện trường, mong sẽ tìm được những gì còn lại sau vụ cháy.

Anh Vũ Văn Hệ, 35 tuổi, quê ở Nghệ An ngậm ngùi cho biết: 5 năm trời anh thuê trọ để nuôi đứa con trai đầu lòng bị bại não. Cháu đang điều trị ở Khoa hồi sức, phải mở đường thở khí quản. Chiều qua, khi nghe thấy tiếng tri hô cháy, anh Hệ chạy từ trên tầng 2 xuống, chỉ kịp cầm theo cặp hồ sơ bệnh án của con cùng bộ quần áo trên người, thoát khỏi đám lửa.

Anh vừa vay mượn người thân được 30 triệu đồng mua máy móc hỗ trợ, đợi khi nào con không phải thở bằng ô xy sẽ đưa cháu về nhà tự chăm sóc. Sau hỏa hoạn, toàn bộ máy móc, đồ dùng cá nhân đã  cháy thành tro.

Anh Hệ (Nghệ An) chỉ kịp cầm theo tập hồ sơ bệnh án của con khi chạy khỏi đám cháy
Anh Hệ (Nghệ An) chỉ kịp cầm theo tập hồ sơ bệnh án của con khi chạy khỏi đám cháy

Bà Trần Thị Huê, 61 tuổi ở xã Quảng Thụy, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra nuôi cháu mới 5 tháng tuổi phải mổ tim. Bà thuê trọ tại khu vực này với giá 80.000 đ/ngày. Nếu vụ hỏa hoạn không xảy ra, chiều nay cháu bé sẽ được gia đình đưa về nhà. Điều khiến bà Huê lo lắng nhất là toàn bộ tiền mang theo, khoảng hơn 10 triệu đồng cùng giấy tờ nhập viện của cháu đã bị cháy hết. Bà ngại bệnh viện tuyến tỉnh chỉ cấp giấy tờ một lần, nếu không cấp lại sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán viện phí.

Cô Trần Thị Huê, 61 tuổi ở xã Quảng Thụy, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra nuôi cháu mổ tim.
Cô Trần Thị Huê, 61 tuổi ở xã Quảng Thụy, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra nuôi cháu mổ tim. 

Cô Nguyễn Thị Chính, vừa khóc vừa chia sẻ: Nhà ở Hải Phòng, hơn một năm cô lên thuê trọ để chăm cháu nội 4 tuổi bị ung thư, gia cảnh thuộc diện nghèo khó. Người con dâu và đứa cháu hoảng loạn tinh thần sau vụ cháy, nên gia đình đã thuê xe đưa về nhà sáng nay. Tiền chữa bệnh cho cháu và toàn bộ hồ sơ, quần áo đã cháy thành tro. Cô Chính trụ lại Hà Nội để mong tìm được chút gì sót lại sau vụ cháy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.