Người Mỹ phân biệt giàu nghèo qua việc có dùng iPhone hay không

GD&TĐ - Tại Mỹ, việc sử dụng các thiết bị Apple như iPhone, iPad là dấu hiệu cho thấy bạn khá giả và kiếm được nhiều tiền. Tình trạng tương tự này đã từng xảy ra cách đây gần một thập kỷ tại Việt Nam, và khi đó, giới truyền thông phương Tây xem là một hiện tượng kỳ lạ.

Người Mỹ phân biệt giàu nghèo qua việc có dùng iPhone hay không

Theo Business Insider, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) vừa công bố kết luận mới nhất của hai nhà kinh tế học Marianne Bertrand và Emir Kamenica tại Đại học Chicago (Mỹ) rằng iPhone có mối quan hệ chặt chẽ với mức thu nhập của các chủ sở hữu chúng.

Với lượng dữ liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập được trong nhiều năm qua, không có bất kì thương hiệu nào được lấy làm sự dự đoán thu nhập cá nhân nhiều như việc sở hữu một chiếc iPhone vào năm 2016.

Và cũng chính nhờ sự phân tích kỹ lưỡng trong từng chi tiết, các chuyên gia kinh tế đã có thể chắc chắn 69% rằng chủ sở hữu iPhone thường có mức thu nhập cao. 

Sau tất cả, iPhone chỉ mới được giới thiệu lần đầu vào năm 2007. Trước đó, năm 2004, bơ Land O"Lakes và nước tương Kikkoman là hai dấu hiệu cho thấy các hộ gia đình có thu nhập cao. Năm 1992, một gia đình được xem là giàu có khi sở hữu cho mình loại mù tạt Grey Poupon. 

iPhone thường được biết đến như một món đồ xa xỉ với mức giá cao hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, và đỉnh điểm là khi Apple đưa ra mức giá 999 USD (khoảng 23 triệu đồng) cho phiên bản iPhone X 64GB bộ nhớ trong.

Trong khi một số điện thoại Android lại có mức giá khởi điểm khá thấp chỉ từ 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng) hoặc thậm chí thấp hơn thế nữa.

Bảng báo cáo trên được dựa vào dữ liệu mà Mediamark Research Intelligence thu thập từ 6.394 người tham gia khảo sát. Đồng thời, các nhà nghiên cứu còn chọn đối tượng tham gia là tất cả mọi người từ già trẻ, giàu ngèo, gái trai và cả thuật toán machine learning để cho ra kết quả khách quan nhất.

Bên cạnh việc nghiên cứu về các thương hiệu nổi tiếng như Apple, NBER còn thu thập ý kiến người tiêu dùng về các chương trình truyền hình, phim, tạp chí ăn khách nhằm đưa ra định hướng thị trường.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.