Người mẹ trẻ sinh rớt con trong nhà vệ sinh rồi bỏ vào thùng rác

GD&TĐ - Thông tin từ bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết; trường hợp cháu bé sơ sinh bị người mẹ trẻ vất vào thùng rác được cứu ngày 20/12 hiện sức khỏe ổn định.

Báo cáo của bệnh viện quận Thủ Đức gửi Sở y tế TP.HCM cho biết; khoảng 7h20 sáng 20/12, khoa Sản của bệnh viện tiếp nhận một bé trai cân nặng khoảng 3kg từ nhân viên bệnh viện ẵm vào do sản phụ sinh rớt tại nhà vệ sinh bệnh viện. 

Lúc này dây rốn của bé trai bị đứt một phần, không chảy máu, khóc to, bé hồng. Bé trai được xác định là con của sản phụ N.T.L.A (18 tuổi, thường trú huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận).

Theo bác sĩ Kim Phúc Thành - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Quận Thủ Đức; trước đó chị A đến bệnh viện khám vì thấy đau bụng. Theo lời chị này, vào thời điểm trên, do có nhu cầu đi vệ sinh và mót rặn nền chị đi vào phòng vệ sinh và bất ngờ sinh rớt em bé, do quá hoảng hốt chị A đã bỏ bé vào thùng rác rồi đi ra phía ngoài khu vực cấp cứu của bệnh viện ngồi. 

Khoảng vài phút sau, nhân viên bệnh viện nghe thấy tiếng khóc của trẻ sơ sinh trong nhà vệ sinh, liền vào kiểm tra và phát hiện em bé trong thùng rác. Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành kẹp, cắt rốn, lau khô, ủ ấm bé, chuyển hồi sức nhi điều trị.

Theo lời bệnh nhân A, bệnh nhân đang học tiếng anh giao tiếp, trước đó không hề biết là mình mang thai, trước đây từng bị rối loạn kinh nguyệt nên cũng không thắc mắc chuyện mình chậm kinh, vẫn đi tập thể dục, tập yoga bình thường.

Sáng sớm 20/12 thấy đau bụng nên gọi điện cho dì ruột qua đưa mình đi khám. Tại phòng khám tư gần nhà khám nói bị viêm ruột thừa, kêu bệnh nhân A tới khám ở bệnh viện Quận Thủ Đức, tới nơi ngồi chờ dì đi đăng ký khám, thấy đau bụng mót rặn nên vào nhà vệ sinh thì sinh rớt con.

"Tính đến ngày 21/12,  sức khỏe của mẹ và bé đều ổn. Trong đó người mẹ đang được theo dõi hậu sản bởi khi sinh bị rách tầng sinh môn phải khâu vá, cầm máu, còn em bé do bị vứt trong thùng rác nên cần theo dõi thêm trường hợp bị nhiễm trùng. Hiện tại có một người dì lên chăm sóc bé. Còn về hoàn cảnh gia đình, chồng của sản phụ vẫn chưa xác minh cụ thể. Chúng tôi đang đánh giá lại tâm lý của sản phụ, bởi có hành động như thế chắc hẳn là có vấn đề gì đó"- bác sĩ Thành nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.