Người tăng huyết áp nên kiêng gì trong ngày Tết?
Hạn chế ăn đường bột
Hạn chế ăn mặn
Nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp không biết cách kiểm soát lượng đường bột nạp trong mỗi bữa ăn, dẫn đến huyết áp tăng đột biến, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều muối và thức ăn quá mặn cũng khiến chúng ta mắc nhiều bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thức ăn mua sẵn, hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như dưa hành, món kho,...
Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng 1 muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 – 8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết ở người bị tăng huyết áp có bị suy tim hoặc người già.
Ăn ít chất béo
Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của người tăng huyết áp là chất béo. Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
Từ chối bánh chưng
Người tăng huyết áp cần lưu ý rằng, ăn bánh chưng, bánh mứt ngọt quá nhiều trong ngày Tết cũng gây tăng cân, do năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường.
Từ chối rượu, bia
Rượu, bia là một phần “góp vui” trong mâm cỗ ngày Tết, nhưng theo thống kê cho thấy, chỉ cần uống 100 ml rượu là đủ để tăng áp lực thành mạch lên 3 mmHg. Do đó, để ngừa tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu, nếu có uống thì nên giới hạn ở mức độ không quá 50 ml rượu mạnh, 150 ml rượu vang và 350 ml bia.
Hạn chế tối đa nước chè đặc, cà phê
Chén nước chè, ly cà phê, chén rượu, điếu thuốc là món quen thuộc cho cuộc gặp gỡ chúc Tết đầu năm. Nhưng với người tăng huyết áp, thì việc từ chối khéo để không uống quá nhiều là điều cần chú ý.
Thay vì uống chè đặc, cà phê, người tăng huyết áp nên sử dụng sinh tố trái cây để tăng cường vitamin, sử dụng sữa không đường, ít béo, để bổ sung thêm canxi (khoảng 1-2 cốc sữa/ngày) và cần uống đủ nước (>1500ml/ngày).
Người cao huyết áp nên ăn gì trong ngày Tết?
Rau xanh
Nên chọn những loại rau tươi xanh vì các loại rau quả đóng hộp thường có thêm natri. Cũng có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.Đó là những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ. Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.
Những loại quả mọng
Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong gia đình có người bị tăng huyết áp nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.
Khoai tây
Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.
Củ cải đường
Ngoài ra, người tăng huyết áp cần đưa ra cho mình lịch trình đi lại, nghỉ ngơi phù hợp, giảm căng thẳng, không quá gắng sức. Trong những ngày Tết, người tăng huyết áp không quên kiểm tra cân nặng , huyết áp vào mỗi sáng thức dậy. Cần chú ý các bài tập luyện như đi bộ, yoga, thái cực quyền cho mỗi buổi sáng (trung bình 30 phút)…Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sức khỏe của những người mắc bệnh tăng huyết áp được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Thành phần nitrat có trong nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp. Có thể ép cải đường lấy nước uống hay nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải như món hầm.