Kích thước và hình dáng của tờ di chúc rất giống với một cuốn hộ chiếu, bao gồm thông tin đăng ký và ảnh cá nhân, bà Li Hua, 92 tuổi tới từ Hàng Châu cho biết.
Bà kể cô cháu gái của bà là một đứa không hiếu thảo. Con bé không bao giờ gọi điện hay tới thăm bà, vì thế bà Li quyết định làm di chúc để không cho cô cháu gái được phép nhận bất cứ tài sản gì khi bà qua đời. Tuy nhiên, sau đó bà Li lại do dự không biết mình làm có đúng hay không.
‘Nếu con bé thay đổi và bắt đầu quan tâm tới tôi thì sao?’ – bà Li tự hỏi.
Một người đàn ông khác là Sun Chen cho biết anh tới làm di chúc cùng mẹ vì bà muốn để lại toàn bộ tài sản cho anh, chứ không phải là cho cả vợ anh.
Ông Tan Renzi – giám đốc Trung tâm Đăng ký Di chúc cho biết, lý do khiến nhiều người già tới đây để lập di chúc là vì họ sợ con dâu, con rể có tên trong bản thừa kế nhưng sau đó lại ly dị.
Theo số liệu thống kê của Thư viện Di chúc Trung Quốc, có 11,79% số người đi lập di chúc là để ngăn tài sản gia đình bị thất thoát do con cái ly hôn.
Số liệu từ Bộ Nội vụ nước này cho thấy tỷ lệ ly hôn đang ngày càng tăng cao ở Trung Quốc trong vòng 16 năm qua – từ hơn 1 triệu cặp ly hôn vào năm 2002 lên tới hơn 4 triệu cặp vào năm 2017.