Li Xiaonan, 57 tuổi, bắt đầu sự nghiệp biểu diễn ghi ta từ trong trường đại học cho đến khi ngón giữa tay phải bắt đầu run rung rồi cứng lại, khó chuyển động khi ông ở tuổi 34. Li thường xuyên phải để cho ngón tay được nghỉ trước khi nó linh hoạt lại. Điều này ảnh hưởng tới khả năng chơi ghi ta hay viết của ông.
Ông đã đi đến nhiều bệnh viện khác nhau trên khắp đất năm trong 20 năm qua, những nơi này đều chẩn đoán nhầm sang bệnh Parkison hay đơn giản nói rằng ông có vấn đề về tâm lý. Các phương thuốc được kê cũng không thể khắc phục được vấn đề, thậm chí còn để lại tác dụng phụ.
Đầu năm 2016, Li đã đến Bệnh viên Nhân dân số 2 tại Thâm Quyến. Tại đây, bác sĩ Cai Xiao-dong đã chẩn đoán anh bị chứng co run sơ cứng cơ tay (FHD), một loại rối loạn phổ biến ở các vận động viên và nghệ sĩ, gây ra việc mất kiểm soát trong các phần cơ.
Li đã đề nghị được chơi ghi ta sau khi vào phòng mổ để thấy được ngón tay của ông chuyển động trước khi điều trị và sau đó có thể chơi lại ghi ta khi đang nằm trên bàn mổ
Trong khi bác sĩ quyết định kích điện tới não thông qua 2 lỗ khoan vào hộp sọ, Li đang nằm trên bàn mổ, đã đề nghị được chơi ghi ta. Ông muốn được thấy ngón tay mình trước và sau khi mổ có thể di chuyển, chơi lại âm nhạc.
“Ca mổ đã diễn ra thành công, anh ta có thể chơi ghi ta một cách suôn sẻ sau khi chúng tôi tìm đúng điểm để kích thích”, bác sĩ Cai thông báo, “Con gái của Li đã hy vọng cha mình có thể dạy cô chơi nhạc và điều đó là khả thi sau những gì chúng tôi thấy trong quá trình phẫu thuật”.
Chứng co run sơ cứng cơ tay khá phổ biến nhưng việc sử dụng phương pháp “Kích thước não sâu” để điều trị là rất hiếm. Đây là ca phẫu thuật thứ 7 áp dụng phương pháp này trên thế giới.